Good morning các bác, các anh chị, đây là Dharma Expresso cho đầu tuần.
Ông John Bowlby là một người rất đặc biệt, nhưng cũng rất là bình thường. Ông là người con thứ tư của một gia đình 6 người, sinh ra tại London, trong một gia đình thượng lưu. Ông được cha mẹ cho một cô mình gọi là cô vú nuôi, nuôi. Cho nên ông không có một cái tiếp xúc thường trực, biết được tình thương trực tiếp với cha mẹ của ông. Đến lúc ông mới có 7 tuổi, ông đã được vào trong một trường nội trú để học rồi. Bởi vì vậy, khi ông lớn lên, ông thấy thế giới khác hẵn với những người ở với cha mẹ. Ông được bà vú nuôi và ông ở nội trú, kiếu như ở bên mình (Việt Nam), con mình không nuôi được thì để cho bà ngoại bà nội nuôi dùm, hay
nhiều khi đem lên chùa nhờ chùa nuôi v.v…Trường hợp đó rất đặc biệt, không phải người nào cũng vậy cả.
Khi ông John này lớn lên, ông học môn psychology ở trường Trinity College Of Cambridge thì ông bắt đầu hiểu ông hơn, về những tánh tình của ông. Ông hiểu tại sao lúc nhỏ ông thường hay quạu cọ hay là có những chuyện gì. Ông bắt đầu suy nghĩ, lớn lên, ông tự tìm ra được nhiều việc. Ông tìm ra được một lý thuyết (theory), trở thành rường cột để sau này những nhà tâm lý học nghiên cứu thêm nữa. Ông quan sát, thấy rằng khi người mẹ và con mới sinh ra trong vòng 24 tháng mà người con không được sự tiếp xúc với người mẹ và không được sự lo lắng, thương yêu, đùm bọc v.v…, không có connection, cái đó sẽ tạo ra những vết thương vĩnh viễn sau này, làm cho con của mình lớn lên có nhiều vấn đề đủ dạng đủ kiểu. Theo lý thuyết của ông, người con và người mẹ đã có bionicly programs, nghĩa là được tạo thành giống như một hệ thống đã program sẵn trong người rồi để cho người mẹ và người con, hai bên nối kết với nhau.
Hành động nối kết đó trở thành một phần của người con, cho nên người con bị ảnh hưởng của mẹ rất nhiều trong 24 tháng đầu tiên. Sau này người ta thấy người cha cũng ảnh hưởng nữa chứ không phải là không. Người cha cũng đem tới sự ấm áp, sự quan hoài, đem tới một mối liên hệ với người con. Nhưng người mẹ là đầu tiên cả.
Đến năm 1944, ông làm một nghiên cứu, ông thấy đa số những đứa ăn trộm, ăn cắp trẻ (bây giờ các bác qua Âu Châu, các bác vẫn còn thấy nhiều lắm những đứa ăn cắp nhỏ bên Đông Âu chạy qua Tây Âu) này không ở với mẹ của mình trong thời gian nhiều hơn 6 tháng (từ 6 tháng cho tới 1 năm, 2 năm) trước khi chúng nó được 5 tuổi. Bốn mươi bốn đứa trong số này tạo ra một thứ bịnh không có affection, không có một xúc cảm gì cả, tức là nó ăn cắp, đánh đập, giết người. Nó không còn một xúc cảm gì cả. (“Forty-Four Juvenile Thieves: Their Characters and Home Lives” – Bowlby, 1944)
Cái đó làm cho người ta suy nghĩ rất nhiều là khi mình còn nhỏ, mình có được tình thương của người mẹ của mình hay không. Sau này, ông Gilbert Paso cho biết rằng người cha cũng ảnh hưởng được tới con của mình mà ảnh hưởng cũng mạnh mẽ lắm chứ không phải ít. Tức là tình thương và sự có mặt của người cha rất quan trọng cho sự bắt đầu của người con.
Cho nên khi lớn lên mà không bình thường, một em trẻ 18, 19t vô trong đường nghiện ngập, hút xì ke, ma túy v.v… vì nhiều khi em đó thiếu tình thương của người mẹ trong vòng 24 tháng mới đẻ hay là thiếu tình thương của người cha trong thời gian đó và hơn nữa. Trong lúc còn nhỏ mà thiếu tình thương và thiếu những sự chăm sóc thì rất là tổn hại (damaging) cho cá tánh của em này, nhất là cái mình nói hồi nãy, affection less psychopathy, là một đặc tính không có cảm xúc, mình làm ác, mình chửi, mình mắng, nhiều khi mình lại enjoy, thích thú vô cùng khi thấy người ta bị mắng chửi nữa.
Cái đó là một trong những cái tạo ra sau này mà mình không hiểu tại sao có những người rất thích nói thị nói phi, dù cho đến 70 tuổi rồi mà họ vẫn thích nói thị phi, nói xấu, vẫn thích nói đủ thứ cả. Lúc nào họ cũng nói không, tôi đâu có nói xấu, tôi nói thiệt mà. Đó là một vấn đề rất lớn, nhiều khi bị ảnh hưởng ngay từ lúc nhỏ, vì thiếu tình thương và thiếu sự quan hoài.
Người VN mình thường có chuyện gởi con mình cho vú nuôi hay cho bà ngoại, bà nội nuôi v.v…mấy cái đó cũng tạo thành một vấn đề lớn.
Bây giờ ông Bowlbie cũng nói tới daycare. Con nít nhỏ, vì mẹ đi làm nên phải đem con tới bỏ trong daycare, nhưng mà họ đâu có biết là bỏ trong daycare, trong những lớp học giống như tiền mẫu giáo, có thể có những trường họp như là người giữ trong daycare không cho đủ tình thương, không cho đủ sự quan hoài, những mối liên kết giữa mẹ với con không mạnh được. Nếu người làm việc trong daycare mà dễ thương thì không nói làm gì nhưng nếu người đó không cho đủ sự chú ý và sự quan hoài (thường thường thì không cho đủ sự chú ý và sự quan hoài) thì sẽ sinh ra chuyện.
Cho nên, rất nhiều vấn đề phức tạp xảy ra lúc nhỏ của mình. Bây giờ lớn lên, mình bắt đầu tìm cách sửa. Sự ‘Tìm cách sửa’ là một trong những tiến hóa rất quan trọng của người mình, mình có trí óc, có sự suy nghĩ và mình có sự hiểu biết nhìn lại quá khứ để sửa, để thay đổi.
Đối với vai trò của người lớn, mình đừng chờ con cái reach up mà mình phải reach down, nghĩa là mình phải tìm cách xoa dịu con của mình lại. Khi con mình mười mấy tuổi, mình phải tìm cách nói chuyện vì nhiều khi có những connections mà hồi xưa nó thiếu, bây giờ mình phải thiết lập lại. Có những mối quan hệ mà hồi xưa con của mình không có. Thí dụ như là quan hệ khi nó làm lỗi, mình đối xử với nó như thế nào? Quan hệ đó quan trọng lắm.
Ví dụ hồi nhỏ nó làm sai, mình đập cái tay nó một cái, mình chửi nó, mình mắng nó, những cái đó trở thành những vết thương, sau này nó có thể đối xử với người khác như vậy. Nhiều khi nói chuyện, nó bị đày đọa nhiều quá, sinh ra đủ thứ chuyện, nó tức bực, tức tối, khó chịu, hay thường quạu cọ đủ thứ. Đó là những ảnh hưởng lúc nhỏ có thể ảnh hưởng sâu xa về sau lúc lớn lên mà mình cũng không hề biết, nằm trong phần điểm mù.
Vì vậy cho nên bây giờ mình sống theo đạo Phật là đạo tha thứ, rộng lượng, bao dung vô cùng vì mình không biết những chuyện hồi xưa mình đã như thế nào. Bây giờ mình phải lấy chữ bao dung làm đầu. Lúc nào cũng bao dung đối với người, đối với những việc xung quanh. Lúc nào cũng có lòng rộng rãi, bởi vì mình đâu có biết nhiều khi chính mình là nạn nhân của những chuyện đau khổ hồi xưa. Hoặc là mình đâu ngờ được là có thể mình nói một câu sai lầm gì đó đối với con em, và con em của mình, cháu chắt của mình, nói chung là những người nhỏ, sẽ đau khổ vô cùng.
Hôm qua lúc thầy giảng kinh, có rất nhiều em nhỏ dễ thương, thầy gọi là thần tý hon của thầy. Mấy em đi rót nước và mời bánh bột lọc (hay bánh gì đó thầy cũng không biết). Mấy em rất dễ thương. Mỗi đứa rót nước rồi cầm đi mời từng người, từng người. Thầy coi thái độ của các vị được mời nước thì thầy thấy ấm cúng vô cùng. Nhiều vị rất dễ thương, cảm ơn lại, cười lại, có vị còn chấp tay nữa. Các bác biết không? cái đó chính là những cái làm cho các em bé nhỏ xíu đó (có em chỉ mới có 7, 8 tuổi thôi hay nhỏ hơn nữa, 4, 5 tuổi thôi) cảm thấy được sự ấm cúng và sự chấp nhận của người lớn, tạo thành sức mạnh trong lòng cho các em, để khi chúng nó lớn lên, sống một cách tích cực hơn, sống với cộng đồng chung quanh được dễ dàng hơn.
Đó là bài đầu tuần, bài nói về thời mình còn ấu thơ, mình sẽ tiếp tục con đường này để mà nói chuyện thêm.
Cám ơn các bác đã lắng nghe. Chúc các bác lúc nào cũng có tâm bao dung. Như vậy, trong ngày hôm nay, chúng ta hãy đi tìm người xung quanh của mình để bày tỏ sự bao dung và thương mến của mình các bác nhé.
Hy vọng các bác sẽ luôn vui và tỉnh trong ngày hôm nay.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.