Hôm nay Thầy xin nói chuyện với tất cả những vị thiện nguyện viên, nhất là những người sẽ đi làm việc cho đại hội Di Đà, Mandala Đại Bi Quán Âm năm nay, các Bác trong nhóm đạo Bồ tát, các Bác xuất gia vị tha, và các vị Hộ pháp vị tha đều là đối tượng mà Thầy muốn nói tới. Thưa các Bác, chuyện đầu tiên mình nên biết là tất cả hoạt động của hội Từ Bi Phụng Sự(TBPS), đều từ trong một mô hình, gọi là đại địa, bảo bát. Để lan tỏa đặc tính của sự tu hành, những hoạt động của hội TBPS nói chung cũng như nói riêng đều từ trong cái mô hình có định lực. Định lực là do tu trì bảo bát, do tập luyện phương thức của Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát mà lan tỏa ra.
Nếu các Bác vẽ một nhà có ba tầng, tầng trên cùng cả gọi là tầng hoạt động. Tầng hoạt động bao gồm tất cả những hoạt động của hội TBPS trong đại chúng như chương trình ITC, chương trình ngồi thiền, chương trình đi quét dọn, chương trình đi phụng sự bên ngoài, đi cúng dường, đi quyên tiền, đi giúp những người tỵ nạn cho đến chương trình quan hoài các Bác trong hội. Tất cả những hoạt động của tầng ba đó không thể nào có nếu không có tầng hai.
Tầng hai là cái gì? Tầng hai là cấu trúc tổ chức. Cấu trúc tổ chức này là tầng quan trọng nhất bởi vì mỗi một công việc gì thì đều phải có trình tự, trước sau, trái phải, cần có thời gian tính trước, chuyện nào nên làm trước, chuyện nào kế tiếp, không thể đảo lộn. Sự liên kết không ngừng từ chuyện này đến chuyện nọ tạo thành một quá trình gọi là process hay còn gọi là một trình tự của những việc làm. Quá trình đó lúc nào cũng cần phải có một nhóm người lãnh đạo hay là nhóm PAEI. P có nghĩa là nhóm performing, nhóm làm việc. A là nhóm administrator, lúc nào cũng phải có một đầu não tổ chức cho những hoạt động. E là nhóm strategist, nhóm kế hoạch, chẳng hạn như vùng nào nên mở ra, đóng lại. Và chữ I là integration, philosophy, cái triết lý chủ đạo, để làm cho cả nhóm theo đuổi, liên kết với nhau.
Trong hội TBPS mình có vài ba người trong nhóm lãnh đạo làm việc với Thầy và định đặt coi tất cả mọi chuyện. Khi mà nhóm lãnh đạo này không họp, không làm việc nhiều thì hội sẽ lờ đờ, việc làm không suôn sẻ vì không có kế hoạch.
Trong mùa World Peace Gathering (WPG), nhóm lãnh đạo này trở thành nhóm đầu não của chương trình đại hội WPG hay là chương trình Pháp hội Di Đà. Thưa các Bác, tổ chức này rất là quan trọng, phải tính trước, phải có kế hoạch, tuần nào cũng phải họp để thấy được công việc phía trước. Mình phải đoán trước (anitcipate), phải có teamwork, phải nối tay, nối lòng, liên kết với nhau để làm việc tập thể. Và quan trọng nhất là lúc nào cũng review, lúc nào cũng ngồi lại với nhau, hài hoà làm việc với nhau.
Cho nên các Bác trong nhóm Bồ tát đạo, hay bất kỳ một nhóm nào thì các Bác đều biết rằng mình có một tổ chức. Có điều Thầy không muốn cái tổ chức đó trở thành những tổ chức giống như ở ngoài đời, càng tổ chức thì càng có quyền vị chức vụ, càng cảm thấy mình cao, thí dụ, “tôi là hội trưởng này, tôi là nhóm trưởng này, đoàn trưởng kia, v.v…”. Tổ chức của mình cũng có team leads, hay team leaders, nhưng sau khi xong công chuyện nào rồi, thì mình giải tán (volatile).
Volatile structure để chi vậy? Để những người mới vô có thể vào được, và mình sống dễ dàng, dể thở hơn, mình không nghĩ rằng lúc nào mình cũng có chuyện phải làm cả. Thành ra cái đặc biệt cấu trúc của tổ chức kiểu này không phải là một tổ chức làm cho mình phải đi vào trong sự kiên định, kiên cố, kiên trì, kiên chấp vào một chức vụ, và làm cho mình cảm thấy lúc nào mình cũng nhẹ nhàng, mình vào được và ra được rất dễ dàng.
Các Bác hỏi Thầy, “Tại sao Thầy không làm một cái tổ chức chặt chẽ hơn nữa?” Lý do là vì Thầy muốn các Bác phải tu, khi nó quá chặt chẽ thì các Bác sẽ quá chấp vào những chức vụ, rốt cuộc rồi mình không thể nào mở tâm tu hành được. Đồng thời khi tổ chức quá chặt chẽ thì con người mình sẽ sinh ra đặc tính khác. Mình sẽ dựa vào quyền hành, dựa vào chức vụ, mình lên mặt, để chứng tỏ rằng mình là người trung thành, mình làm như thế này thế kia, mình giận dữ, mình chửi bới, mình mắng nhiếc, mình làm cho người ta đau khổ một cách dễ dàng, mà mình không bao giờ nghĩ rằng là nó unjustified. Mình lúc nào cũng nghĩ rằng tại vì mình ở trong chức vụ này, nên mình phải làm như vậy mà. Cho nên cái tổ chức của mình rất là nhẹ nhàng và rất là volatile, tức là rất dễ bay biến đi, như là mây khói vậy đó.
Có một thứ để kết chặt cái tổ chức này lại đó là tầng thứ nhất. Tầng thứ nhất gọi là tầng văn hóa. Văn hóa là cái quan trọng nhất trong hội TBPS, tại vì không có cái văn hóa đó thì phía trên sẽ không thành công. Dù các Bác là người trong nhóm thiền trà, nhóm sale, nhóm Mandala, hay bất kỳ một nhóm làm việc nào khác thì đều phải biết cái văn hoá. Văn hóa rường cột nhất của một người làm việc trong hội TBPS là văn hoá sáu chữ T.
Sáu chữ T là gì? Thương, Tha thứ, Thôi, Tùy (lúc nào cũng biết được đặc tánh đại từ, đại bi, đặc tánh dễ thương, đặc tánh từ bi hỷ xả, đặc tánh trí huệ, của Phật tánh, tùy theo đó và không đi trái ngược với sự lưu chuyển của ánh sáng từ trong chân tâm; tùy là như vậy chớ không phải ai nói gì mình làm theo cả), Thoáng (tâm thần lúc nào cũng mở rộng, tâm lúc nào cũng mở, thần, tức là trí óc cao nhất, spirit lúc nào cũng mở, chớ không đóng, tức là mình lúc nào cũng hướng thượng, lúc nào cũng mở ra, chớ không phải lúc nào mình cũng kẹt trong một định kiến, thành kiến và nhất là trong một chức vụ), và cuối cùng là Thông (sự cảm thông tình người với nhau, cảm thông nhau và thông cảm).
Các Bác nói, “Thưa Thầy, vậy có tầng hầm hay không?” Là cái mà mình đục làm cái nền tảng và cái nền tảng đó là Thầy, Thầy nằm ởdưới cùng cả, các Bác. Nói một cách khác, sự tu hành, chứng nghiệm, kinh nghiệm sống, và nhất là tâm linh của Thầy từ từ sẽ lan tỏa ra. Thầy không có đủ những tính chất Thương, Tha thứ, Thôi, Tùy, Thoáng, Thông như là mỗi người các Bác, tại vì Thầy chỉ có một khía cạnh nhỏ thôi, nhưng khi các Bác dùng văn hóa Thương, Tha thứ, Thôi, Tùy, Thoáng, Thông, và chúng ta mỗi người đều hợp với nhau thì mình sẽ tạo ra, làm cho cái văn hoá sáu chữ T càng ngày càng hay hơn, càng ngày nó càng rộng, giàu và phong phú hơn. Từ đó, mình xây lên cái kiến trúc, cái tổ chức, từ tổ chức mình biết structure và process để làm sao mà làm việc, thì mình mới tạo ra những hoạt động, từ hoạt động đó, mình đem tới an vui cho mọi người.
Thành ra việc đầu tiên khi Bác vào hội thì Bác nhớ mấy chữ như sau: Thương, Tha thứ, Thôi, Tùy, Thoáng và Thông. Khi các Bác hiểu những chuyện đó rồi thì cuộc sống của mình mới đi vô trong cuộc sống của TBPS, cuộc sống của một nhóm người có lý tưởng. Lý tưởng đó là cầu thang xuyên suốt từ dưới tầng một lên tầng hai lên tầng ba. Cái cầu thang đó và sự xuyên suốt đó là gì? Chính là triết lý của đạo Bồ tát, triết lý làm Bồ tát. Triết lý làm Bồ tát là triết lý đi phục vụ. Mình phục vụ làm sao để cho người ta thương; thấy người ta khổ, thì mình đồng cảm, thông cảm; khi mình làm sai, thì mình phải có khả năng xin lỗi và xin được tha thứ; khi mà mình thấy người khác sai lầm, thì mình có khả năng tha thứ và bao dung cho người đó; khi mình có những chuyện mình làm không tốt đó, mình nhận biết để mình thôi và ngừng lại; và khi mình sống ở bất kỳ nơi nào với người nào, thì lúc nào mình cũng làm sao cho đặc tánh ánh sáng, ấm áp trong lòng của mình được lan tỏa ra, gọi là Tùy. Như thếđạo Bồ tát là cái đạo phục vụ, phải rất là khiêm nhường, thấp nhất để đem tới niềm vui cho những người nào mà mình xúc chạm.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện – 11/14/17