Good morning các bác, các anh chị, đây là dharma expresso cho ngày thứ hai.
Có lẽ là đầu tuần, thì lúc nào chúng ta cũng có thể vui lắm. Thưa các bác, đầu tuần thầy muốn nói vài lời cổ nhân nói, rất là hay, làm cho chúng ta có thể nhớ nguyên tuần này, thì mình sẽ nhớ nguyên cả bài học này.
Cổ nhân nói như thế này:
Đa môn chi thất sinh phong, Đa khẩu chi nhân sinh họa.
Đa môn chi thất…: nhà nhiều cửa, cửa sổ, cửa buồng vô, cửa trong, cửa ra, thì gió thoáng vô cùng và thế nào thì cũng thoáng cả. Đa khẩu tri nhân…: con người có nhiều cái miệng thì thế nào cũng sinh họa.
Nhưng ‘Đa khẩu chi nhân’ không phải là người mọc nhiều cái mồm hay là nhiều cái mõ mà đa khẩu có nghĩa là nói lung tung, chuyện này cũng nói, chuyện kia cũng nói. Mà nếu các bác nói không trúng người cũng chết nữa các bác. Thành ra, nhiều khi các bác đâu có biết rằng mình điện thoại nói người này người kia, rồi lúc vui miệng thường thường là mình nói sai hết. Cho nên các bác thấy thường thường thầy đi giảng pháp, thầy vui thì lúc nào thầy cũng nói bậy cả, lúc về thầy nói anh Thắng cắt đoạn này, nói anh Hải cắt đoạn kia, là bởi vì sao vậy? – là bởi vì vui miệng nói lung tung hết trơn. Cho nên là đa khẩu chi nhân thì sinh họa, mà sinh họa là bởi vì mình vui quá, mình không giữ cái lưỡi được. Bởi thế cho nên, bác sống với những người xung quanh, khi mà họ vui miệng họ nói cái gì mà mình cảm thấy là hurtful, cảm thấy đau, thì mình nên nói như thế này nè: ‘ôi thôi tha đi, họ vui miệng họ lỡ lời, thôi bỏ đi’. Mình đừng có để trong lòng, chứ còn không thì mình cứ để trong lòng hoài hà. Mình nghe câu đó rồi mình thấy: wow, cái này là nói xấu mình! Thật ra là nhiều khi, những người xung quanh, khi họ vui, họ nói lung tung cả, họ nói những câu jokes mà họ đâu có biết là mình get hurt? là mình bị đau khổ đâu? thành ra mình ở trong dạng người nhận những lời đó thì mình nên tha thứ bỏ qua. Mình nhớ, khi mình vui, coi chừng, mình phải từ từ mình nói. Bây giờ, cổ nhân nói tiếp câu hồi nãy: Đa môn chi thất sinh phong, Đa khẩu chi nhân sinh họa, nhưng mà Đa ngôn đa bại: Nói nhiều lời quá thì thế nào cũng thất bại. Nói quá sức. Nhiều khi chuyện chỉ chừng đó thôi mà nói nhiều quá thì cũng không được. Hồi xưa thầy nói pháp 2, 3 giờđồng hồ, bây giờ thầy không chơi chữ ‘trường’ nữa, thầy chơi chữ‘ đoản’, nói 5 phút, 7 phút (dharma expresso), nói ngắn cho khỏe chứ nói dài quá cũng nguy lắm. Nhưng mà đa ngôn có nghĩa là nhiều khi mình nói vô, nói ra, bàn tán này, bàn tán kia. Mình nghĩ là mình tài khôn, mình khôn ngoan mà, nhưng đâu có ngờ đâu là mình càng nói, càng đi trật, càng nói càng lạc quẻ. Đa ngôn này không phải là nói nhiều lời, mà là nói nhiều chuyện, không có chuyện trúng nữa. Đa ngôn cũng có nghĩa là thêm thắt lời người ta vào, mình thêm chuyện này thêm chuyện kia vào, tại vì mình muốn người ta chú ý. Đó, cái bịnh là bịnh mình muốn người ta chú ý, muốn mình là nhân vật có tin tức hay nhất. Mình muốn người ta biết mình hay. Các bác ngồi các bác nghĩ, bây giờ các bác lớn tuổi, nhiều khi cả ngày không ai nói chuyện với mình cả, bây giờ có được người nói chuyện, mình cảm thấy sung sướng quá. Lớn tuổi là mấy? – Trên năm chục,
bấy giờ con cái không có nữa, ở một mình. Bây giờ được người ta hỏi, mình sung sướng vô cùng, rồi nhiều khi mình nói đa ngôn là mình nói thêm thắt, nói ra để cho mình có cảm giác I am important, tôi quan trọng, tôi biết nhiều thứ. Nguy lắm các bác. Cho nên mình nên đặt câu hỏi: ‘Tại sao mà tôi đa ngôn như vậy?’. Chữ ‘Bại’ là thất bại. Cổ nhân tìm ra lý do tại sao mình đa ngôn? Họ nói như thế này: ‘Khí bất bình tắt phát ngôn đa
thất’. ‘Khí’ tức là năng lượng, sức nóng trong người, ‘bất bình’, tức là nó không nằm xuống (‘Bình’ là nằm xuống êm đẹp), thì mình phát ngôn ra thế nào cũng ‘đa thất’. ‘Đa’ là nhiều, ‘thất’ là thất bại.
Chữ ‘thất’ này đi với chữ thất tuần, nghĩa là bảy chục tuổi (chữ thất cũng cùng một âm như vậy). Như các bác thấy đó, “khí bất bình” thì “phát ngôn đa thất”. Muốn khí bình thì mình phải chịu khó ngồi thiền, phải ngồi thở cho nhẹ nhàng, thở cho thật thâm sâu, thật là vi tế, chứ còn không, mình mà lôi thôi, thì khí mình lại nổi lên đùng đùng. Nhiều khi mình ăn uống những món kích thích nhiều quá cũng nguy hiểm lắm. Thành ra các bác phải cẩn thận vô cùng chuyện ăn uống để cho mình đừng ăn nhiều những chất kích thích (ăn cay thì cái lưỡi nó nói lung tung). Cho nên mình phải cẩn thận và mình phải chịu khó ngồi thiền. Ngồi hít thở, chịu khó ngồi thở cho chậm, để cho lời nói của mình từ từ nó hạ xuống, nhẹ xuống, chứ mình không nên để lời nói của mình nó lên cao quá, lùng bùng nhiều thứ chuyện là không được. Mình phải làm sao tập để làm chủ lời nói của mình và mình nhớ bài học của mình như thế này: Đa môn chi thất thì sinh phong, thất là phòng của cái nhà mình. Đa khẩu chi nhân thì sinh họa, mà đa ngôn thì đa bại. Nhiều lời thì thế nào cũng thất bại thôi. Khí bất bình thì tắt phát ngôn đa thất đa bại. Khí tức là nội lực của mình thì thế nào cũng phải bình lại thì mới thành công được.
Như thế là ngày hôm nay, đầu tuần, mình nên cẩn thận cái lưỡi và mình nên nói năng như thế nào đó để cho nó nhẹ nhàng, để cho thật sự khi nào cần nói thì mình nói, khi nào không cần nói thì mình chỉ mỉm cười thôi.Các bác thấy là mình có đệ tử Khai Nghiêm, em không bao giờ nói năng gì cả, lúc nào cũng
lắng nghe cả. Tốt lắm các bác, bởi vì nói nhiều quá thì đa thất. Không cần nói, mỉm cười nhẹ nhàng thôi. Khi cần nói thì nói vài ba câu có triết lý, có chí lý, cái đó là mình thành công lắm các bác.
Cảm ơn các bác đã lắng nghe. Thôi thì thầy chúc các bác một tuần vui vẻ, một ngày đẹp, vui và tỉnh, và giữ lời nói cho thiệt hay.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện