Cổ nhân thường nói bốn câu rất hay thưa các Bác:
“An tâm tại hồ Hư, Trì tâm tại hồ Bình, Dụng tâm tại hồ Chiếu, Ngộ tâm tại hồ Vong”
“An tâm tại hồ Hư”, nghĩa là sao? Muốn tâm an định thì mình phải làm sao cho Hư. Hư là gì? Hư có nghĩa là openness, là to như bầu trời, rộng như bầu không gian vô tận. Cho nên khi mình bất an, bức rức, là bởi vì tâm mình nhỏ hẹp, không đủ rộng.
“Trì tâm tại hồ Bình”. Trì là giữ. Mình phải tu tâm hằng ngày như tu pháp vậy, quán chiếu chủng tử tự hay đọc kinh, đọc kệ, phải giữ tâm làm sao cho không mất đi những đặc tính khi mình ngồi thiền, gọi là trì tâm. Trì tâm là cần phải bình. Bình là sao? Nghĩa là đừng có đụng chút là mình nỗi nóng lên; lúc nào tâm cũng xào xáo lên, hãy gặp chuyện thì mình phản ứng liền. Phản ứng gọi là reactive, không phải đặc tánh responsive. Phản ứng tức là mình bị động, những chuyện mà mình gọi là phi lý trí, irrational, ở dưới tiềm thức bung lên, nhảy lên làm cho mình không được bình. Cho nên muốn cho trì tâm thì phải bình, mình phải nhìn xuyên qua những cái gì mà nó trigger, làm cho mình nổi điên. Nhìn xuyên qua những cái cớ, những cái lẫy, những cái giận để tâm được bình.
“Dụng tâm tại hồ Chiếu”. Dụng tâm là sử dụng cái tâm của mình. Ít khi nào mình sử dụng tâm của mình, phần nhiều mình chạy theo tư tưởng. Nhiều khi mình không nhìn lại chính mình nhìn từ mình mà ra, mà không nghĩ một người thứ ba nào nhìn mình. Cho nên cách mình đi đứng, cách mình ngồi, cách mình nói, cách mình suy nghĩ, mình phải nhìn lại chính mình. Chiếu là nhìn lại chính mình, phản quang là hồi chiếu, ánh sáng quay ngược lại để nhìn lại chính mình. Các Bác thấy đó là một chuyện cực kỳ hay. Thí dụ như Thầy giảng bài, Thầy nghe lại bài Thầy giảng, nhiều khi Thầy thấy khó chịu trong lòng vì mình nói sai cái này cái kia, và phải edit lại, vì khi mình nói mình không để ý. Cũng vậy, lúc mình sống, mình làm nhiều chuyện mình không để ý, và nhiều khi mình thấy rất ăn năn, hối hận, bởi vì những lời phê bình, lời nói của mình hoàn toàn có ác ý, hoàn toàn là bởi mình ghen tuông, mình đố kỵ. Lúc nào mình cũng nghĩ mình nói sự thật, nhưng thật sự ra thì bên dưới lời nói sự thật đó là lý do, là cái cớ để mình nói, là vì mình có rất nhiều sự ích kỷ, sự bất an, và đố kỵ. Cho nên mình lợi dụng cái bức xúc bên ngoài, “Ờ, tui nói sự thật, tui nói thiệt mà”, chứ thật sự trong lòng của mình, mình là người bị thiếu tình thương, bị thiếu sự chú ý, bị thiếu niềm vui. Vì vậy cho nên, bất kỳ chuyện gì, thì mình cũng tìm cách để mình nói và nói rằng: “Tui nói sự thật, tui không có nói gì sai bậy cả”. Thật sự ra, mình không hiểu được cái emotional trigger, mình chỉ hiểu được vision perception của mình mà thôi.
Chiếu rất là quan trọng, chiếu làm cho mình ngưng lại cái đặc tánh lúc nào cũng cho mình là đúng, lúc nào cũng cho mình là nắm sự thật, cho mình là người bảo vệ, đại biểu cái sự thật này. Cho nên mình phải dụng tâm, sử dụng cái tâm này, nắm lấy cái tâm, nhìn vào cái trigger, cái cớ, tại sao tư tưởng này, tư tưởng kia xảy ra để mình mới dùng nó được, chứ không thì mình bị dụng. Tư tưởng nổi lên thì mình chạy theo lung tung, mình không biết bên dưới cái tư tưởng, cái động cơ là những cái chuyện phi lý trí khác.
Cuối cùng, “Ngộ tâm tại hồ Vong”. Quên, thế nào là quên? Quên không phải là mình bịalzheimer, mình quên chuyện này chuyện kia. Quên có nghĩa là mình bao dung, mình tha thứ, mình không nói tới chuyện đó, mình không nghĩ tới người đó, mình không truy tới những nỗi đau khổ. Cho nên Ngộ tâm hay vô cùng. Ngộ tâm là nhận ra cái bản ngã của mình, muốn như vậy thì vong. Các Bác tu thiền với Thầy, các Bác thấy mỗi lần mình ngồi thiền, thì mình phải disidentify mình với cái đối tượng đó. Hay vô cùng. Khi mình disidentify tức là mình vong, mình quên đi. Trong cuộc sống, nhiều khi lờ đi để cho mình được sống nhẹ nhàng. Cho nên người ta nói, nếu mà mặt nước trong quá thì cá sẽ không ra, tại vì sợ bị bắt, cho nên nước mờ đục thì cá mới sống được. Nhiều khi các Bác thấy con cái mình làm xấu, nên tha thứ, bao dung, lờ đi. Đó gọi là vong, quên đi. Hễ Bác gặp nó, Bác cứ nói những chuyện mà nó đã từng làm xấu; nhắc đi nhắc lại lời nó nói thì nó không thể sống được. Với chồng, với vợ cũng vậy, cứ lập đi lập lại những lỗi lầm ngày xưa thì không ai mà sống được với nhau hết. Thành ra nhiều khi quên, mới đúng thực là người ngộ, bởi vì mình quên không phải mình quên chuyện đó hay người đó, thật sự tâm mình không còn ở cái đố kỵ, tức bực, giận lẫy nữa.
An tâm thì phải nhớ chữ Hư – hư không rộng lớn.
Trì tâm thì phải nhớ chữ Bình – đừng để cho những thói quen phi lý trí, giận lẫy ở phía dưới nổ tung lên.
Dụng tâm thì mình phải nhớ tới chữ Chiếu – sử dụng cái tâm để chiếu, nhìn lại chính mình đi. Nhìn lại để biết được cái động cơ phía sau, cái trigger, cái cớ phía sau ở chổ nào.
Ngộ tâm thì mình phải nhớ chữ Quên. Đừng có giữ khư khư trong đầu những hình ảnh cũ. Ngộ là một sự tiến hóa không ngừng, thăng hóa không ngừng, chứ không phải là ở lại một chổ mà thôi.
Hôm nay mình học được bốn chữ: Hư, Bình, Chiếu, và Vong. Chúc các Bác một ngày yên đẹp, vui và tỉnh.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện – 10/13/17
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện – 10/13/17