0

Lời dặn của Thầy cho những anh chị phục vụ kỳ Đại Hội Quán Âm 2009

  • Tên khác của đại hội Quán Âm là đại hội tình thương. Do tình thương mới có hòa bình, nên tiếng English dịch là World Peace Gathering. Dịch trở lại tiếng Việt tức là đại hội hòa bình toàn cầu. Do đó nên khởi tình thương và lòng bao dung ngay bây giờ để khi đại hội tới, thì lòng mình tự nhiên lan tỏa tình thương một cách tự nhiên, chân thật.
  • Nên nhận định rằng: ‘Mỗi ngày của đại hội là một ngày ở Cực Lạc với đức Quán Âm. Vậy ta hãy nhẹ nhàng, hài hòa, dễ thương, vì ta đang ở với đức Quán Âm mà lị.’
  • Nên lấy kim chỉ nam là: mở, cho.
    • Mở: thoáng, nhẹ nhàng, vui cười, lạc quan, dễ tha thứ, dễ OK.
    • Cho: cho lời dịu nhẹ, cho nụ cười, cho cảm giác supporting, cho không khí lạc quan, truyền đạt nhiệt tâm tới người đối diện, cho thời gian, cho sự phục vụ tốt.
  • Khởi tình thương, lòng bao dung như thế nào?
    • Mở tâm được với ai, mở tâm ngay. Đừng chờ họ tới, mình tới với họ.
    • Bỗng dưng nhớ tới người có hard time với mình xưa kia: nên phone nói chuyện, hoặc phone mời đi dự đại hội.
    • Bỗng dưng thấy ai buồn, khổ, bị ruồng rẫy, bị bỏ rơi, bị hiểu lầm: approach họ, lắng nghe, khuyên giải, dành chút thời gian với họ. Hú họ tham dự đại hội.
    • Nói chuyện sâu hơn với người trong gia đình. Giải thích cho họ biết về đại hội.
    • Nói với lòng mình: ‘I should give myself a chance to improve, to be better.’ Rồi ‘move on’ với những chuyện cũ, chuyện buồn, chuyện ray rứt.
  • Nên phát nguyện rằng, mỗi ngày của đại hội, ta nhất định làm MỘT người mở tâm.
  • Mỗi sáng, tất cả anh em mỗi nhóm, khi vào tới hội trường, hãy cùng nhau ngồi với nhau hoặc ngồi một mình cũng được: bắt đầu mỗi ngày bằng cách tri ân (appreciation practice), trong đó cám ơn đức Quán Âm đã ở với ta, làm việc với ta, và giúp ta vượt qua những chướng ngại. Cám ơn cơ hội phục vụ, cám ơn những anh em đồng bạn trong nhóm đang sát cánh với mình, cảm ơn thân thể đã làm phương tiện để ngày hôm nay ta có dịp phát huy tình thương.
  • Sau khi cảm ân, mở tay, khởi sự quán tưởng tâm mình là bầu trời trong xanh vô tận; làm affirmation rằng: ‘I am open’, đem lại sự không khoáng, thoáng, sáng sủa, nhẹ nhàng cho tất cả vạn vật trong vũ trụ. Giữ gìn tâm thái này được chừng nào hay chừng đó trong suốt buổi.
  • Cuối ngày, mỗi nhóm hoặc bản thân, hãy ngồi xuống, kết thúc buổi đó cũng bằng cách tri ân (appreciation): cám ơn tất cả những người đã tới tham dự. Tri nhận cái đẹp của những người tham gia đại hội. Cám ơn cái đẹp họ đã đem tới; cám ơn cái đẹp mà tình thương đã lan tỏa; cám ơn cơ hội đã phục vụ; cám ơn những bạn trong nhóm đã hết lòng làm.
  • Nên biểu lộ sự hài hòa, nhẹ nhàng với tất cả mọi người tới tham dự.
    • Ai hỏi gì, thì dù bận rộn tới đâu, cũng ngừng lại trả lời. Tận tình nói rõ. Đừng đẩy câu hỏi tới Thầy thì nguy tai!
    • Ai cần giúp gì, giúp ngay, hết lòng tận tâm. Giúp xong, phải nói ‘cám ơn bác đã cho con (em, cháu) cơ hội phục vụ’. Người ta mà nghe mình nói vậy thì chắc họ hạnh phúc lắm.
    • Ví như có người hỏi chỉ đường đi restroom (hoặc bất kỳ chỗ nào), nếu không thời giờ, chỉ vẻ rõ ràng là đủ. Nếu thật sự rảnh, hãy dẫn người ta tới restroom, để có cơ hội làm quen. Nhưng đừng đứng chờ, đừng vào trong restroom ngồi canh họ.
    • Thấy ai đứng một mình, có vẻ ngại ngùng, e dè, mình hãy tới làm quen ngay. Giải thích nếu có giờ; không có giờ thì cũng nên tự giới thiệu và hướng dẫn tới gặp những nhóm có liên quan tới họ.
    • Thấy các cụ, các bậc cao niên, hãy mạnh dạn tới dắt tay họ, nắm tay họ, chỉ dẫn chỗ ngồi, chỗ restroom, chỉ dẫn cách lạy, cách tập taichi một cách tận tình.
    • Thấy ai ra về mà tay mang đồ đạc nặng, hoặc nhiều quá (vì họ chắc mới shopping xong những tượng Phật, sách vở, áo T-shirt của CSS nhiều quá) thì hãy vui vẻ offer xách đồ ra dùm tới tận xe họ.  Không cần offer giúp lái họ về hoặc lái xe họ đi luôn.
    • Đừng lên mặt ta đây ngon lành, tránh thái độ ra lệnh, thái độ chỉ tay 4 ngón, hoặc bất kỳ thái độ nào khiến luân xa 3 bị âm hóa, như kiêu căng, dữ dằn, nói gằn giọng, nói phun lửa, trợn mắt, bày đặt, làm người ta bị lép vế, hoặc blackmail.
  • Khi trong lòng bỗng dưng muốn giận, muốn khóc, muốn phát tiết, thì nên vào hội trường cùng đại chúng lễ lạy, hát cho to hồng danh đức Quán Âm.
  • Tuy bận rộn với trách nhiệm, nhưng phải tìm cách tham dự lễ lạy, tọa thiền, hoặc taichi, dù ngắn, dù ít cũng nên tham dự.
  • Không nên ‘vô sự, tầm sự’, nghĩa là ‘don’t keep yourself unnecessarily busy’.
  • Cũng không nên ‘vô tích sự’, chỉ đứng lớ ngớ nhìn bên này nhìn bên kia, hoặc chạy rong mà không có kết quả hay ích lợi cho nhóm, cho người khác.
  • Mình hết lòng làm trước khi nhường người làm. Đối với người trong nhóm, hết lòng tương trợ, giữ hòa khí. Hết lòng, không tranh khác với nhường ngoài mặt, nhưng tức trong bụng.
  • Khi gặp phải những special cases như sau;
    • Người tới với ý phá hoại hoặc thách đố, người say rượu, người nghiện ngập, người vô trí, vô ý thức, chỉ muốn được chú ý, người homeless.
    • Ta phải càng hết sức nhỏ lời, không cần to tiếng cải lẩy. Mời họ ra phòng khách riêng, mời họ trình bày. Lắng nghe, cho họ sự chú ý thích đáng; tìm nhóm trưởng, tìm cách ôn hòa, nhẹ nhàng giải quyết. Tránh để những người ấy gây hỗn loạn ở trong đại chúng và trong tâm mình.

Tóm tắt 3 điều cương yếu:

  1. Paradigm shift: ‘Mỗi ngày của đại hội là một ngày ở Cực Lạc với đức Quán Âm. Vậy ta hãy nhẹ nhàng, hài hòa, dễ thương, vì ta đang ở với đức Quán Âm mà lị.’
  2. Commitment shift: ‘Mỗi ngày của đại hội, ta nhất định làm MỘT người mở tâm”.
  3. Guidelines of conduct: mở, cho

Leave a Reply