0

Năm cách nhìn về chữ TU

Chữ TU thường bị người hiểu lầm rằng tu là xuất gia vào chùa. Nhưng tu có nghĩa là tiến hóa. Trong ý nghĩa của chữ tiến hóa thì bao gồm việc tự mình thay đổi, sửa đổi lỗi lầm, cải thiện, thích ứng với môi trường sống mới, và càng ngày càng trở nên tốt hơn.

  1. Tu lễ: chỉ chú trọng vào tu bề ngoài, như lễ nghi, cách ăn mặc, tụng niệm, cầu xin. Tu lễ thì tu ở một chỗ nào đó, một thời nào đó như lên chùa cuối tuần, làm lễ, cúng kiếng, v.v… Tu lễ thì chỉ thành người quân tử, hoặc đôi khi thành ngụy quân tử.
  2. Tu hành: chú trọng tới toàn diện mọi phạm trù của cuộc sống; cải thiện từ thân thể tới tâm lý, trí thức, tâm linh, tới đạo đức quan, vũ trụ quan, nhận thức về tổ chức, nhận thức về quan hệ. Tu hành thì tu trong mọi lúc mọi nơi. Tu hành cuối cùng sẽ trở thành người toàn diện.
  3. Tu luyện: chú trọng vào thay đổi não bộ, con tim, và nội lực. Tu luyện thì có những phương thức rèn luyện nhất định. Tu luyện thì cuối cùng trở thành người siêu việt.
  4. Tu hú: Chú trọng tới phục vụ tha nhân. Hú tức là rủ rê, kêu gọi, động viên, khiến người khác khởi hứng thú tu hành. Tu hú rồi lại cộng thêm tu lễ, tu hành, tu luyện thì trở thành bồ tát.
  5. Tu trụi: Tức là quan niệm tu theo hạnh của đức Phổ Hiền bồ tát; tu đến cùng tận vị lai, không lúc nào ngừng, không lúc nào mỏi mệt, độ hết thảy chúng sinh khiến tất cả giải thoát hết rồi thì mình mới viên mãn quả Phật. Theo triết lý kinh Hoa Nghiêm chỉ có tu trụi thì mới trở thành Phật.

Cách phân loại như vậy có dụng ý khiến ta dễ nhận thấy những ý nghĩa về sự giác ngộ được dễ dàng hơn:

  • Tu lễ, tu hành và tu luyện thuộc vào phạm vi của Tự Giác.
  • Tu hú là cách nói khác của Giác Tha (làm tha nhân giác ngộ).

Tu trụi là Giác Hạnh Viên Mãn (công việc giác ngộ chính mình và giác ngộ tha nhân đều hoàn thành viên mãn).

Leave a Reply