Thưa các bác, vào đời nhà Tùy, tức là khoảng từ năm 581 đến 618, trong khoảng thời gian đó, Phật Giáo cũng chưa hoàn thành hệ thống hóa. Nếu các bác ở bên Tàu vào thời đó thì các bác sẽ thấy là thời kỳ đó có phật giáo, đạo giáo và còn nhiều tôn giáo khác nữa, hỗn tạp vô cùng. Trong sự hỗn tạp đó, sách vở cũng hỗn tạp lắm. Mà đây là 500 năm sau Thiên Chúa, tức là khoảng chừng trên dưới 1000 năm sau khi phật giáo ra đời bên Ấn Độ.
Trong thời đó, vẫn còn lộn xộn lắm, thì có một người rất đặc biệt, tên là Trí Khải. Trí Khải là một vị tăng, lúc nào óc của Ngài cũng tổng hợp và sáng suốt cực kỳ. Ngài không bằng lòng với kiểu mà phật pháp mỗi nơi nói một kiểu, rời rạc, có những chi tiết, cho nên Ngài mới gom lại nhất là những phương pháp tu hành. Không biết làm sao để mà tu hành cho đứng đắn là bởi vì có nhiều nguồn (sources) khác nhau và sự phiên dịch cũng khác nhau nữa. Nhưng mà Ngài không lấy phiên dịch làm chính mà Ngài chỉ lấy tài liệu làm sao mà tu hành. Cho nên, Ngài sau này trở thành một Đại Thiền Sư và Ngài sáng lập ra Tông Thiên Thai. Tông Thiên Thai này, giáo nghĩa của nó rất là hoàn chỉnh. Tuy là sau này, Phật Giáo Thiền Tông của Trung Hoa quá mạnh đi và phủ nhận sự cống hiến của Thiên Thai. Chứ thật sự ra, vào thời đó, Thiên Thai Tông là một giáo phái rất là hay. Cho tới ngày hôm nay, vẫn còn một Tendai, là một phương nhánh hay là một tông, vẫn còn sống bên Nhật Bản.
Thời đó, Ngài Trí Khải đại sư rất giỏi. Ngài thiền định rất sâu sắc. Ngài viết một cuốn sách về Bát Nhã Ba La Mật, có chú giải, chú thích dạy cho mình thiền.
Đó là cái cuốn gối đầu giường của thầy. Thầy có nhớ lúc thầy còn rất trẻ, mới hai mươi mấy tuổi, thầy đọc cuốn đó và thích thú vô cùng là bởi vì dạy cho mình những phương pháp, những định nghĩa cũng như những danh từ, những cảnh giới trong thiền.
Lúc Ngài mới thành đạo, Ngài lập tức ở trong định 21 ngày. Ngài lên cõi trời để giảng pháp. Pháp của Ngài là quang minh giáo, bởi vì Ngài phóng quang chứ Ngài không mở miệng nói. Thành ra đây gọi là Thời Hoa Nghiêm.
Các bác thấy rõ ràng là Ngài từ trong cảnh giới cao nhất mà Ngài đi xuống cảnh giới thấp nhất, gần gũi với tất cả mọi người. Thực trạng của vũ trụ lúc đó chỉ là khổ thôi. Mình hiểu là để cho mình thoát khổ. Mình biết là động cơ tu chân chính là để cho mình thoát khổ. Cho đến ngày hôm nay, động cơ đó mình phải giữ, chứ nếu mình tu mà mình không nghĩ là để cho mình thoát khổ là nguy lắm. Chuyện mà mình thoát khổ, định nghĩa có thể thay đổi nhưng mình phải nên nhớ cái động cơ chính mình tu là để cho mình thoát khổ, nhập Niết Bàn. Phương cách như thế nào thì từ từ mình sẽ nói.
phải mở tâm, đi giúp đi. Giúp cho họ tu đi, làm sao để họ vơi bớt nạn khổ một chút, mở tâm lượng từ bi ra’. Cho nên thời đó gọi là thời Phương Đẳng.
Thời Lộc Uyển là chỗ, nơi chốn mà Ngài gặp 5 anh em Kiều Trần Như (vườn nai). Sau, gọi là Phương Đẳng là vì Ngài dạy tâm lượng mở rộng ra.
cao hơn nữa, gọi là văn hóa Bát Nhã. Văn hóa Bát Nhã này, Ngài nói tới 22 năm. Trong 22 năm
liên tục, Ngài giải thích thế nào là bản tánh Bất Nhị của vạn sự, thế nào là Chân Không. Cho nên, đó không thể nào là chuyện của một hai ba ngày được mà phải 22 năm liên tục.
giảng 7 năm liên tục về pháp môn Pháp Hoa Niết Bàn. Sứ mạng của Ngài là sứ mạng làm cho chúng sinh khai ngộ, gọi là khai thị ngộ nhập. Làm cho chúng sinh khai ngộ, mở ra con đường, chỉ tới con đường gọi là giác ngộ, đó là nhiệm vụ của Ngài. Còn nhiệm vụ của chúng ta là nhận tri được bản tánh. Mình thấy là mình không cần đi đâu xa là vì bản tánh phật đã có ngay đây rồi. Không phải là mình sở hữu, chiếm hữu bản thân phật. Không. Trạng thái gọi là phật tánh, lúc nào cũng tồn tại cả. Có đều là mình đầy vô minh nên mình chưa nhận thấy thôi. Mình nhìn được phật tánh ngay lúc này thì tức là xong. Cho nên Pháp Hoa và Niết Bàn đi với nhau liền. Sau đó thì Ngài
nhập diệt. Nhưng cái điều hay là khi các bác ngồi, các bác suy nghĩ. Thì ra, giáo pháp là có tiến hóa. Tiến
hóa có nghĩa là gì? –Nó thay đổi từng tầng, từng tầng, từng giai đoạn, từng giai đoạn. Điều đó làm cho mình thấy rằng cuộc sống của mình nhiều khi cũng phải thay đổi phương pháp. Mình nên thường đặt câu hỏi coi thử cái nhìn của mình về câu chuyện bây giờ đã thay đổi chưa? Là vì nhiều khi có những chuyện mà 10 năm trước, 10 năm sau, 20 năm trước, 20 năm sau mà mình không thay đổi cái nhìn về chuyện đó. Nhất là mình không thay đổi cái nhìn về một người nào đó. Mình nghĩ là họ đơn giản như thế mãi mãi, cũng có thể lắm. Nhưng mà tại sao mình không thay đổi, mình không nhìn theo quan điểm của một vị bồ tát, mình cứ nhìn phàm phu hoài vậy? Quan điểm nhìn của mình là quan trọng lắm.
Cho nên trong cuộc sống nội tâm của những người tu hành là mình không ngừng nâng cao tầng
nhìn. Mình nhìn như thế nào mà mình không bị kẹt. Nhìn từ chỗ là mình thấy người nào cũng là
kẻ thù của mình, mà mình thấy người nào cũng là bạn, cho tới mình thấy người nào cũng là đối tượng cho mình giáo dục theo kiểu gọi là Lão Tử, và cuối cùng, là thấy mọi người đều bình đẳng cả. Mình thấy tất cả mọi người đều cho mình cơ hội để cho mình giác ngộ và mình giác ngộ mọi người.
Cho nên cái nhìn phải thay đổi theo từng thời gian của cuộc sống. Do đó, nói tóm lại, dưới giáo pháp của Đức Phật, trải qua 5 thời kỳ Hoa Nghiêm, Lộc Uyển, Phương Đẳng, Bát Nhã và Pháp Hoa Niết Bàn, con người mình cũng nên không ngừng thay đổi tầng nhìn của mình, không nên quá cố chấp. Nhiều khi cái nhìn của mình nó cứ cố chấp hoài.
Phật pháp là gì? – Phật pháp là phương thức thay đổi cái nhìn để mình không ngừng tiến hóa, không ngừng cải thiện. Càng học phật thì cái nhìn của mình càng lúc rộng rãi, càng cao hơn và càng sâu sắc hơn. Con người mình, sau 10 năm học đạo, là sẽ khác với 10 năm trước. Như thế, rõ ràng, thế nào là học Phật? – Là không ngừng cải thiện cái nhìn, nâng cao tầng nhìn,
mở rộng tầm nhìn và không ngừng tiến hóa cả bản thân mình. Cám ơn các bác đã lắng nghe bài cà phê pháp sáng hôm nay, hy vọng các bác thưởng thức để có một ngày vui và tỉnh.