2. Xướng hòa lễ: lớn giọng tụng niệm tạp nhạp, lễ lạy mà không chú ý chuyện lễ lạy (ảnh hưởng của luân xa 3 âm)
3. Cung kính lễ: diễn bày sự cung kính và thành khẩn trong hành động cúi lạy (ảnh hưởng của luân xa 3 dương)
4. Vô tướng lễ: thâm nhập Phật Tánh, tâm vượt ra ngoài hành động lạy và đối tượng lễ lạy (ảnh hưởng của luân xa 3 cực dương)
5. Khởi dụng lễ: tuy không còn chủ thể và đối tượng khi lạy, nhưng biết vận dụng than tâm để lạy cái không thể lạy i.e. Phật Tánh (luân xa 6)
6. Nội quán lễ: lạy Phật Tánh, do đó hành động lễ lạy không là đối tượng của sự chú ý (luân xa 6)
7. Thật tướng lễ: thấy bên trong, bên ngoài đều đồng nhất một thể (luân xa 6)
8. Đại bi lễ: tùy theo mỗi cái lạy mà đại diện lạy giùm cho tất cả chúng sinh (luân xa 4,6,7)
9. Tổng nhiếp lễ: thu nhiếp các cách lạy từ #3 đến #8 trong một cái lạy (luân xa 6,7)
10. Vô tận lễ: cũng như loại #9, nhưng them vào đó: mỗi lạy thì trùng trùng vô tận, lạy tất cả Phật, như lưới võng Đế Thích (luân xa 7).