Thưa các Bác, sáu câu đầu tiên của Chú Đại Bi là sáu sự thần diệu vô biên.
1. Namo ratna trayāya– Quy mạng Tam Bảo
2. Namo Āryā– Quy mạng đấng đại Thánh
3. Āvalokiteśvarāya – bậc Quán Tự Tại
4. Bodhisattvāya – bậc có tâm giác ngộ chính mình và giác ngộ kẻ khác
5. Mahāsattvāya – bậc đại sĩ có tâm mở rộng, thông thoáng
6. Mahākaruṇikāya– bậc có lòng từ bi, biết cảm thông, biết tha thứ, biết khai mởSáu câu đó tạo thành ba chuyện:
Thứ nhất, tạo thành con đường mình đi.
Thứ nhì, cho mình biết, mình sẽ trở thành cái gì? Mình sẽ trở thành Tam bảo, trở thành Quán Tự Tại, trở thành bậc Bồtát đi phục vụ, trở thành bậc đại sĩ lúc nào tâm cũng thông thoáng, trở thành bậc đầy tình thương, và đầy lòng tha thứ. Cho nên sự trở thành đó rất là quan trọng, gọi là becoming. Mình tu mà không biết sẽ trở thành gì thì mình tu làm gì? Cuối cùng, sáu câu này tuy là bắt đầu, nhưng mà cho mình biết chỗ cứu cánh kết thúc, the ultimate final destination của mình là ở đâu.
Cho nên khi mình phát tâm là mình phát về một phương hướng và được chia ra làm sáu khía cạnh. Tu Bồ tát là mình phải tu làm sao mình phải mở ra sái cái khía cạnh này. Bác thấy quá đẹp chưa. Nhưng vấn đề xảy ra là mình phát tâm mạnh mẻ lắm, sau đó cái tâm mà khởi phát của mình cùn lụt đi. Lúc Bác bắt đầu phát tâm đi dạy Càn Khôn Thập Linh, mạnh mẽ lắm, mình sẽ làm huấn luyện viên, khi đó Bác sẽ có rất nhiều kỷ luật cho chình mình, thức khuya, dậy sớm, làm việc hăng say, nghĩ tới học trò, mình biên ra những bài trước để đi dạy. Sau nhiều năm, kỷ luật của mình rời rạc đi. Mình không còn vì chúng sinh, học trò mà làm nữa, mà mình sách cặp tới, dạy xong đi về. Mình không nghĩ tới mình chia sẻ tới tình thương, nhiệt huyết, lạc quan nữa. Mình từ từ coi như là một routine thôi. Đó là một điều rất đáng lo ngại cho tất cả các Bác nào làm huấn luyện viên hoặc làm thiện nguyện viên, hoặc là bất kỳ chuyện gì mình làm không lương. Bởi vì tâm khỉ, sự ích kỷ của mình từ từ sẽ đánh bạt đi tâm sơ phát bồ đề. Từ từ mình không còn kỷ luật, mất đi sự sắc bén. Tâm muốn tiến tới nhiều khi ngừng lại. Do đó, nó đòi hỏi chúng ta phải tìm đủ mọi cách để thăng hóa lên, lúc nào mình cũng tiến mạnh về phía trước.
Tuổi tác cũng rất là quan trọng, nếu mình không làm những động tác để nuôi dưỡng tâm bồ đề, tâm sơ phát, thì tuổi tác càng chồng chất, làm cho mình mệt mỏi, càng có nhiều lý do để mình làm biếng. Muốn giữ cho khuôn mặt mình đẹp thì mình lại phê bình người này, phê bình người kia, phê bình tổ chức, phê bình tất cả mọi người. Hễ mình nắm được một chuyện gì xấu rồi, mình không thay đổi kiến giải gì về chuyện đó cả, mình cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó hoài. Ai sẽ là người đau khổ? Chính mình là người đau khổ, vì mình không còn nhiệt huyết khai mở tâm bồ đề, không còn sự hăng say, không còn sự trẻ trung nửa.
Đó là điều đáng buồn. Các Bác đừng có nghĩ là mình sống lúc nào cũng có đúng và sai thôi, và các Bác lúc nào cũng đúng cả. Đừng nghĩ là đúng và sai quan trọng hơn là sự khởi phát, sự hăng say, nhiệt huyết tu hành của các Bác. Nếu các Bác làm chết đi cái nhiệt huyết tu hành rồi, thì dù cho các Bác có đúng thì các Bác đúng trong sự già nua, đau khổ, cằn cổi, thiếu nước tình thương, thiếu nước đại bi, thiếu sự tươi tắn của bầu trời thông thoáng vô tận.
Cho nên, mình phải nuôi dưỡng hăng say, nhiệt huyết, phải có kỷ luật với chính mình, phải tiếp tục con đường hướng thượng, không nên ù ù cạc cạc, “thôi, thôi tui không làm, tui nhường cho anh chị làm, tui khiêm nhường, tui không làm, tui đứng phía sau thôi”. Các Bác phải xông pha, phải tiến tới, đừng có sợ mình làm trật, thà là mình làm cho nhiệt huyết mình sôi sục, chịu khó lắng nghe, chịu khó kỷ luật chính mình đi, thì tự nhiên tâm bồ đề mới khởi phát được. Nếu không thì các Bác cứ bước lùi hoài. Các Bác nghĩ đó là khiêm nhường, các Bác bước lùi vì các Bác cho là tổ chức nó không hoàn chỉnh, bởi vì ông Thầy xấu quá, hoặc là người bạn này không đẹp, người bạn kia chơi tui. Nghĩ như vậy thì Bác bị kẹt hoài, tâm bồ đề, tâm sơ phát của mình sẽ không thể nào nổ bùng lên, để trở thành sức mạnh trồi ra khỏi vũng lầy được. Cái vũng lầy đó chính là cái bản ngã, có một trăm ngàn lời nói, voices, nhận chìm mình, không làm cho mình phát tâm được, nên chúng ta phải phát tâm, chúng ta phải làm sao học nhớ sáu câu này.
Thầy suy đi nghĩ lại, có lẽ chúng ta nên làm như thế này. Tức là ngày 14, 15 tháng 10 này, Thầy sẽ giảng một series về Chú Đại Bi và coi như là lớp căn bản nhất của Bồ tát đạo. Mình xong series về Lục Tý Quán Âm rồi, đã thực hành rồi. Bây giờ mình trở lại nói về lý thuyết của Chú Đại Bi, Thầy sẽ giảng, Thầy sẽ đem những quan niệm căn bản nhất để các Bác học. Nếu các Bác hú nhau đi nghe và tu tập, mình sẽ cùng nhau tập luyện làm sao trì Chú Đại Bi. Đồng thời mình sẽ tập luyện để hướng cái tâm của mình lúc nào cũng có nhiệt huyết, có hăng say, lúc nào cũng khởi phát lên cả. Chứ mình không nên lúc nào cũng tìm đủ cớ để bảo vệ cái mặt của mình, cho rằng mình lúc nào cũng đúng, cho rằng mình lúc nào cũng tốt cả. Nhưng mình đúng, mình tốt, không có một ý nghĩa gì trong sự tiến hóa của tâm linh. Tâm linh vượt ra ngoài đúng và sai. Tâm linh là siêu ý thức, transrational, nó làm cho mình khởi phát, mình phải ra chuyện khỏi đúng và sai, nhân và ngã, thị với phi, có với không, buồn và vui, được với mất. Mình phải ra khỏi cái nhị nguyên đó. Thầy hy vọng là các Bác sẽ tớitu tập với Thầy ngày 14, 15 tháng 10 này. Mong rằng các Bác lúc nào cũng giữ cái tâm thái cho thiệt dũng mãnh, thiệt hăng say. Để mình làm theo tinh thần của sáu câu này gửi gấm cho mình. Hãy trở thành Đức Quán Thế Âm Bồ tát đi, trở thành hóa thân của Ngài.
Mong rằng ngày hôm nay là một ngày đẹp cho các Bác, và mong rằng café Pháp này mang đến cho Bác một niềm vui và sự tỉnh táo. Cám ơn các Bác đã lắng nghe.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện