Trước hết, Thầy cám ơn các bác đã cầu nguyện cho ngọn lửa dễ sợ ở vùng Anaheim. Rất may là ngọn lửa đó, thay vì nó đi xuống miền Nam và đi vào trong nhiều nhà hơn nữa thì nó đã ngừng lại. Gió đã thổi ngược lại và không cháy thêm nữa. Rất may các bác. Nhưng mà có cả hàng trăm căn nhà đã phải di tản, nhất là vùng Anaheim Hills. Ít ra, mình thấy là trong cái nguy hiểm đã có
sự bình an và trong cái dễ sợ, đã tìm được chỗ an bình. Miền Nam Cali thì như vậy. Miền Bắc thì không những vùng Sonoma County, vùng Napa Valley và Sonoma Valley, lửa cháy còn dữ hơn nữa. Hơn 20 ngàn người phải di tản, hàng trăm căn nhà bị cháy, hàng ngàn căn nhà bị tổn thương. Tổn hại rất nhiều và có rất nhiều người đau khổ, cho nên chúng ta nên cầu nguyện, nên lúc nào cũng nghĩ tới những người đau khổ như vậy. Mình hãy chia sẻ công đức tụng niệm, tu hành của mình tới cho những người đó.
sự bình an và trong cái dễ sợ, đã tìm được chỗ an bình. Miền Nam Cali thì như vậy. Miền Bắc thì không những vùng Sonoma County, vùng Napa Valley và Sonoma Valley, lửa cháy còn dữ hơn nữa. Hơn 20 ngàn người phải di tản, hàng trăm căn nhà bị cháy, hàng ngàn căn nhà bị tổn thương. Tổn hại rất nhiều và có rất nhiều người đau khổ, cho nên chúng ta nên cầu nguyện, nên lúc nào cũng nghĩ tới những người đau khổ như vậy. Mình hãy chia sẻ công đức tụng niệm, tu hành của mình tới cho những người đó.
Nếu các bác biết được vùng County đó cần gì thì chúng ta nên giúp đỡ. Thật sự là mình có thể bố thí hoặc là mình bỏ công sức ra giúp. Mình đi clean up, làm cái gì đó giúp cho họ vơi bớt được những đau khổ thì mình nên làm nghe các bác, chứ không phải chỉ có cầu nguyện mà thôi đâu.Ngày hôm nay, thầy nói về câu cuối cùng trong phần đầu tiên (salutation), phần tín ngưỡng: Ma ha ca lô ni ca da, tiếng Phạn là Mahakarunikaya, tiếng phiên âm là ‘Mwo he ca lo ni ca ya’. Câu này có nghĩa là mình tín ngưỡng bậc Đại Bi, bậc có lòng thương vô lượng.
Lòng Đại Bi đó là gì? – Lòng Đại Bi đó gồm có mười tâm như sau:
1- Tình thương vô lượng vô biên, gọi là đại từ đại bi (đại từ bi tâm).
2- Tâm bình đẳng: tâm thấy mọi sự, mọi người với một sự bình thản trong con tim.
3- Tâm vô vi: vô vi là không tạo tác, không thêm nghiệp nữa. Cách nhìn của mình, (tâm) trong lòng mình lúc nào cũng bình lặng và mình không tạo thêm nghiệp nữa.
4- Tâm vô nhiễm trước: vô nhiễm trước tức là mình không có tâm muốn chiếm đoạt, muốn chiếm hữu, muốn đạt cái này, thỏa mãn cái kia.
5- Tâm không quán: không quán là tâm trực nhận bản tánh chân không của mình.
5- Tâm không quán: không quán là tâm trực nhận bản tánh chân không của mình.
6- Tâm cung kính: lúc nào, đối với người, mình cũng có lòng tôn trọng người.
7- Tâm ty hạ: tâm lúc nào cũng nhún mình, khiêm nhường, đặt mình xuống dưới chứ không để
cho mình kiêu ngạo, nằm phía trên.
8- Tâm vô tạp loạn: tâm không bao giờ tán loạn, nghĩ lung tung. Ngày nào mình cũng ở trong tâm thái hướng vào con đường tu hành, hướng vào chí tu hành, không tạp loạn. Nếu mà tạp loạn (chuyện này, chuyện kia, chuyện gì mình cũng thấy tâm mình chạy lung tung là tạp loạn), mình sẽ không biết là mình sống để làm gì.
cho mình kiêu ngạo, nằm phía trên.
8- Tâm vô tạp loạn: tâm không bao giờ tán loạn, nghĩ lung tung. Ngày nào mình cũng ở trong tâm thái hướng vào con đường tu hành, hướng vào chí tu hành, không tạp loạn. Nếu mà tạp loạn (chuyện này, chuyện kia, chuyện gì mình cũng thấy tâm mình chạy lung tung là tạp loạn), mình sẽ không biết là mình sống để làm gì.
9- Tâm vô kiến thủ là tâm không nhìn. Nhìn là chỉ muốn nắm bắt. Đang đi xe, thấy cái nhà đẹp là mình nghĩ mình muốn mua, muốn làm chủ. Thấy món ăn ngon, là mình phải ăn mới được. Kiến thủ là thấy và nắm bắt.
10- Tâm vô thượng bồ đề: tâm lúc nào cũng hướng thượng, hướng tới sự giác ngộ cao nhất. Đó là tâm lúc nào mình cũng muốn ngồi thiền tỉnh lặng, lúc nào cũng muốn khai mở.
10- Tâm vô thượng bồ đề: tâm lúc nào cũng hướng thượng, hướng tới sự giác ngộ cao nhất. Đó là tâm lúc nào mình cũng muốn ngồi thiền tỉnh lặng, lúc nào cũng muốn khai mở.
Mười tâm đó quyện lại với nhau thành định nghĩa của chữ Ma ha ca lô ni ca da.
Khi mà chúng ta phát triển lòng tu hành, nhiều khi mình không thấy được mười cái tâm đó liền đâu. Nhưng trong cuộc sống của mình, làm sao từ từ mình mở ra những đặc tính đó, những đặc tính của đại bi đó. Đó là nhiệm vụ trong cuộc sống của mình. Nhiều khi mình sống mà chỉ nghĩ
thêm tiền, thêm bạc, thêm giàu có v.v…chứ không nghĩ là sống thì mình nên mở ra. Mở ra mười tâm lượng đó: Mở tâm không nhìn kiến thủ, mở tâm lúc nào cũng khiêm nhường, mở tâm lúc nào cũng tôn kính. Chuyện mở ra đó là chuyện của chữ Ma ha ca lô ni ca da. Ma ha là đại. Đại là mở ra, thông thoáng vô cùng, không có chỗ nắm bắt nào được.
Có một em nhỏ tới hỏi bà ngoại của mình: ‘Thưa ngoại, con thấy là con đi học trong trường, điểm rất là tốt. Không biết là con cần làm gì nữa để cho ngoại vui lòng’.
Em bé này ở với cha mẹ nhưng tuổi em xấu quá nên cha mẹ bắt ở với bà ngoại.
Bà ngoại mới nói: ‘Nếu điểm của con cao, con hãy cố gắng đừng để cho điểm xuống nghe. Lúc nào cũng phải chuyên cần cả‘.
Đứa cháu tiếp tục ngày ngày chuyên cần để cho điểm đừng bị rớt xuống. Vài tháng sau: ‘Ngoại ơi, con giữ cho điểm không tuột xuống, nó bằng như vậy rồi đó’. Ngoại nói: ‘Như vậy tốt lắm, nhưng con có thì giờ chơi với bạn khác không?’. – ‘Dạ không, ngoại nói con chuyên cần, siêng năng học bài cho nên con đâu có giờ để chơi với bạn đâu’.
Ngoại nói: ‘Vậy thì bây giờ con siêng năng học bài, nhưng con tìm một đứa bạn thôi và chơi với nó, nói chuyện với nó đi con’.
Mấy tháng sau, em siêng năng học hành và thêm một đứa bạn để chơi. Chúng nó học và giúp đỡ nhau. Xong rồi em nói: ‘ Ngoại ơi, bây giờ con chỉ còn có 6 tháng nữa là hết học. Con thấy bạn giúp con hay quá và lời ngoại rất là hay, bà nói con chỉ chọn một đứa để chơi thôi và đứa này rõ ràng là giúp con học’.
Ngoại cười nói: ‘Đúng rồi, con thông minh lắm. Con chuyên chú học. Con có một người bạn giúp con học chứ không phải bạn chuyên dắt con đi chơi. Cho nên ngoại khen con thông minh’.
– Vậy bây giờ con phải làm gì nữa ngoại? Con học siêng năng rồi, đã có bạn giúp con học, vậy tiếp theo con phải làm gì nữa đây ngoại?
– Bây giờ con với bạn con, bỏ thêm chút xíu giờ nữa, coi thử có bạn nào cần thì con đi kèm bài đi, nhưng con khôn thì đừng đi một mình, đi chung hai đứa đi.
Ngoại nói: ‘Vậy thì bây giờ con siêng năng học bài, nhưng con tìm một đứa bạn thôi và chơi với nó, nói chuyện với nó đi con’.
Mấy tháng sau, em siêng năng học hành và thêm một đứa bạn để chơi. Chúng nó học và giúp đỡ nhau. Xong rồi em nói: ‘ Ngoại ơi, bây giờ con chỉ còn có 6 tháng nữa là hết học. Con thấy bạn giúp con hay quá và lời ngoại rất là hay, bà nói con chỉ chọn một đứa để chơi thôi và đứa này rõ ràng là giúp con học’.
Ngoại cười nói: ‘Đúng rồi, con thông minh lắm. Con chuyên chú học. Con có một người bạn giúp con học chứ không phải bạn chuyên dắt con đi chơi. Cho nên ngoại khen con thông minh’.
– Vậy bây giờ con phải làm gì nữa ngoại? Con học siêng năng rồi, đã có bạn giúp con học, vậy tiếp theo con phải làm gì nữa đây ngoại?
– Bây giờ con với bạn con, bỏ thêm chút xíu giờ nữa, coi thử có bạn nào cần thì con đi kèm bài đi, nhưng con khôn thì đừng đi một mình, đi chung hai đứa đi.
Hai đứa nói chuyện với nhau, nghĩ kế. Không biết tìm ai để kèm bài, nên viết một tờ giấy dán lên bảng hỏi bạn nào cần kèm môn toán thì mình sẽ sẵn sàng. Không ngờ dán lên thì có 4 đứa muốn được kèm. Bây giờ 2 đứa kèm 4 đứa, mà chỉ bỏ vừa đủ giờ thôi. Bà ngoại chỉ cách, nói con phải bỏ một thời gian để kèm thôi.
Chuyện này lý tưởng, em nhỏ từ từ được bà ngoại hướng em vào con đường học và chia sẻ cái học này cho người khác, chứ không bị phân tán, không tán loạn, không tạp nhạp. Cho nên nó vẫn học giỏi nhưng mà nó biết chia sẻ. Câu chuyện thầy vừa nói có một ý rất đặc biệt là khi mà mình làm ‘Ma ha ca lô ni ca da’, khi mà mình nói là mình mở tình thương ra, khi mà mình nói là mình muốn tu hành thì thật ra cũng có một phương thức phía sau rất là quan trọng. Phương thức đó gọi là quản lý. Quản lý tâm tình, quản lý thời gian, quản lý như thế nào mà tình thương được chia sẻ.
Như em này, nhờ bà ngoại biết quản lý để mà sự chuyên chú không bị phân tán. Ở mức độ này, tình thương biểu hiện bằng cách là chia sẻ, dạy người khác học, chia sẻ sự thông minh, trí huệ của mình cho những em bé khác.
Mỗi con người mình đều có cách để chia sẻ tình thương bằng những phương tiện, bằng những hình thức khác nhau. Không phải chia sẻ tình thương là lúc nào cũng ‘I love you’ cả. Có nhiều cách để chia sẻ tình thương lắm. Sự thông minh là để cho mình tiếp tục hướng thượng, tiếp tục con đường của mình đang theo, cái đó mới thật sự là vĩ đại.
Hôm nay, thầy mong rằng các bác có được một bữa cà phê tỉnh và vô cùng vui vẻ. Cám ơn các bác đã lắng nghe.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.