Hôm kia có người hỏi thầy: ‘Thưa thầy, buổi sáng thì thầy làm cái gì và con nên làm cái gì?’
Đương nhiên là ai cũng biết là buổi sáng thì mình phải dậy chứ còn gì nữa? Nhưng mà sau khi
mình dậy rồi thì mình làm gì? Để thầy xin tiết lộsơ sơ cái buổi sáng của thầy. Buổi sáng, thường thì thầy dậy 4g30-5g. Sớm cỡ đó thôi chứ cũng không thể sớm hơn được. Khi mà thầy dậy, chuyện đầu tiên là thầy mở cửa phòng ra, mở cửa balcon ra. Trời lúc nào cũng còn đang tối cả. Nhất là bây giờlà mùa đông thì càng tối hơn nữa. Thầy mở hai tay ra, nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, và nói với lòng mình là ‘i am open’, ‘tôi khai mở’. Thường thường là thầy nói bằng tiếng Anh chứ không nói tiếng Việt. ‘I am open’ và mỉm cười. Thầy cám ơn trời đất một ngày mới đã tới, và mình cảm thấy trong lòng một niềm vui. Thầy chờ cho mình cảm nghiệm niềm vui rồi, thầy mở mắt ra lại nhìn tất cả vũ trụ. Xong rồi, thầy đi vào cầu tiêu, đi vệ sinh.
Thưa các bác, cái đó thầy đã làm trong vòng 10 năm nay, ngày nào cũng vậy. Sau đó, cái điều mà thầy tiếp tục làm là thầy đi pha trà, cũng mất 3, 4 phút. Pha xong thì thầy ngồi xuống. Cầm ly trà để bên tay phải của thầy. Lạy 3 lạy. Thầy tu ngay trong phòng của mình chứ thầy không vào trong điện phật. Thường thì thầy lạy 3 lạy rồi ngồi xuống liền. Và nâng ly uống trà, cũng khoảng 2, 3 phút. Lúc thầy uống trà, thầy đi theo từng ngụm trà, đi theo xuống tới đan điền, cảm thấy sức nóng từ từ đi xuống tới rốn.
Ly trà là cái trigger để thầy làm cho mình mau nhập thiền vì mỗi lần uống vô thì thầy rất dễ dàng để thầy ngồi tĩnh lặng. Ngồi tĩnh lặng cũng dễ lắm, không khó gì cả, không cần phải là người tu luyện cao gì hết.
Uống xong ly trà rồi, các bác có thể ngồi yên, ngồi kiểu nào cũng được cả. Đối với thầy thì lúc nào thầy cũng ngồi xếp bằng. Ngồi xuống một chút để cho nó thấm từ từ. Nhắm mắt lại, mình thư giản, từ từ mình buông lỏng, buông lỏng từ từ. Từđỉnh đầu mình buông cho tới mắt, rồi lưỡi, rồi tới vai, tới tay. Từ cổ xuống tới lưng, tới bụng dưới. Mình chú ý mình thả lỏng hết bắp đùi, bắp chuối. Quá trình thả lỏng như vậy nhiều khi mất từ 5-10 phút tới 20 phút. Thầy cứđể tựnhiên, thả lỏng, thả lỏng.
Sau khi hơi thở nhẹ nhàng như vậy, mình bắt đầu thấy thân thể yên lắm, thân không còn muốn động đậy gì cả. Và trái tim cũng yên lắm. Nó đập nhưng rất là chậm, rất là nhẹ. Thầy giữ như vậy trong khoảng nửa giờ. Sau đó, tư tưởng từ từ lắng xuống. Trong khoảng thời gian ngắn như vậy, mình không suy nghĩ nhiều, lúc bấy giờ thì thầy chuyển qua quán tưởng theo tông phái của mình là phái Hoa Nghiêm. Tông phái Hoa Nghiêm thì nhiều cách quán lắm. Thầy không muốn đi vào chi tiết. Các bác chỉ cần làm sao giữ hơi thở cho nhẹ nhàng mà thôi.
Bây giờ, commitment của thầy là trong 1 tuần này thì thầy chỉ còn có 2 ngày là ngày thứ hai và ngày thứ sáu là thầy có thể ngồi lâu được thôi. Chứ bình thường là 7g là thầy phải đi dạy rồi. Thứ Ba, thứTư, thứ Năm và thứ Bảy là thầy phải xả thiền trước 7g để mà đi. Do đó, thường thường là thầy làm DE này nửa đêm hoặc là thầy làm từ đêm hôm trước để cho các bác nghe ngày hôm sau.
Nói chung, thầy mở mắt ra là bầu trời đã sáng rồi. Cái đó làm cho thầy đi từ chỗ là lúc thầy mới nhập thiền là trời còn tối, lúc xả thiền thì trời sáng, làm cho quan niệm của thầy về cuộc sống cũng thay đổi, từ bóng tối ra ánh sáng. Trong lòng cảm thấy rộn rã, khi mở mắt ra và thấy bình minh như vậy.
Thường thường, lập tức thầy làm phương pháp gọi là Quán Âm Thủ Nhãn. Thầy tập thủ nhãn cho ra, thủ nhãn làm sao đểmình buông đi, thủnhãn làm sao để mà mình có thể xoa dịu đau khổ của người khác, thủ nhãn làm sao để mà mình có khả năng gỡ những rối ren trong lòng của mình và người, tập thủ nhãn để làm sao mà mình có thể nhấc bổng, làm cho những người đang
khốn khổ, mình nhấc người ta lên, và cuối cùng là thủ nhãn mãn nguyện là thủ nhãn mà mình có thể làm hóa thân của đức Quán Thế Âm bồ tát, có ngàn tay ngàn mắt.
Quá trình mà thầy tu như vậy, thường là không bao giờ dưới 3g đồng hồ hết các bác, lúc nào cũng trên cả. Ngày nào thầy cũng tập luyện.
Vui sướng nhất của thầy là thời gian cuối cùng, lúc mà thầy sắp đứng lên. Lúc nào thầy cũng chắp tay hồi hướng. Thầy nói ‘Ngày hôm nay, con tu dùm cho những người chưa có cơ hội tu. Có nhiều người rất là mong muốn tu nhưng vì chuyện này, chuyện kia mà họ chưa tu được. Với những người có duyên với con, họ gặp con, nói chuyện với con rồi, con xin làm sao mà con tu dùm cho những người đó. Con tu được phần nào thì xin phần công đức đó, hoặc là mình gọi là phần sáng suốt đó, phần tâm con khai mở thì con xin chia sẻ cho những người đó. Con tu dùm cho họ. Con biết là thế nào họ cũng tu nhưng bây giờ họ chưa có khả năng tu nên con mong là họ cũng cảm nhận được ánh sáng nội tâm của họ. Nhiều khi là mình cứ vô mình tu, nhưng thật sự ra là mình tu dùm cho những người thân thương. Người nào cũng vậy, không riêng gì thầy, đều có những người mà mình thương. Thí dụ như bọ của thầy, mạ của thầy, những anh em của thầy. Mình rất là thương nhưng không biết làm sao nói để cho những người trong gia đình của mình tu được, các bác. Thành ra mình muốn tu dùm cho những người đó. Nhất là những người đã quá cố, cha mẹ của thầy không còn nữa, cho nên lúc nào là thầy cũng nghĩ là mình tu là vì cha mẹ mình hết các bác.
Đó là những cái mà buổi sáng mình có thể làm được. Những người không tu hay có tu hành thường không nghĩ rằng buổi sáng là lúc mình phải plan cho một ngày. Mình phải plan làm sao mà mình hy sinh cho người khác.
Mình tu như thếnào đó để mà mình chia sẻ niềm vui của mình cho những người khác. Mỗi ngày, khi mở mắt ra, cái nhìn của mình đổi từ bóng tối ra ánh sáng là điều mình nên làm cho tất cả mọi chúng sinh cũng đều cảm nhận được một cách vui vẻ.
Hy vọng là các bác có thể sung sướng ngày hôm nay. Chúc các bác một ngày vui vẻ.