Trong nhà Phật, thường nói tới chữ bất nhị, chữ này nằm trong Kinh Hoa Nghiêm, là một triết lý rất là cao, quan trọng vô cùng của các vị bồ tát. Đồng thời, triết lý này cũng rất nổi tiếng bởi vì người thường hay nói tới chính là ngài Huệ Năng. Vị tổ thứ 6 của thiền tông, vị tổ này là tổ của nhà thiền bên Trung Hoa. Ngài là người trực tiếp ảnh hưởng tới giáo pháp của Hòa Thượng Tuyên Hóa và đương nhiên là truyền xuống chúng ta ngày hôm nay.
Khi nói tới chữ bất nhị là mình nói tới triết lý rất cao siêu, nhưng mà đồng thời cũng là truyền thống cốt tuỷ của dòng phái chúng ta. Thế nào là ‘bất’? -‘Bất’ nghĩa là không phải. ‘Nhị’ có nghĩa là hai. Đối ngược với bất nhị gọi là nhị nguyên. Nhị nguyên là hai chuyện, hai đầu, hai chỗ. Số hai này, đúng ra nên nói là ‘có mình, và người’. Thế nào là mình? ‘Mình’ là lúc nào mình cũng cho rằng mình là đúng, và người khác là sai. Tôi đúng và họ sai. Cho nên lúc nào mình cũng tìm lý lẽ để nói là người đó sai. Nhưng mà động cơ bên dưới, tại sao mình tìm làm chi vậy? Là vì mình giận, mình tức, mình bị người ta nói cái gì đó làm cho mình khó chịu trong lòng, cho nên bây giờ mình phải tìm cho được người đó sai ở chỗ nào. Cho dù người ta không sai thì mình cũng tìm cho được chỗ sai của người ta. Cái lý do bên dưới của chỗ tìm đúng với sai là bởi vì mình giận.
Mà tại sao mình giận? -là bởi vì mình có cái bản ngã, mình có cái tôi. Mình giận vì mình sôi sùng sục trong người một động cơ, một chuyện mà không thể nào mình có thể chờ được. Như lửa, nó cứ cháy trong người hoài, thành ra mình phải làm sao phun nó ra. Cho nên muốn phun ra thì phải tìm cái lý do, cái cớ gì đó để phun ra. Cớ đó là mình đúng mà người ta sai. Mình lúc nào cũng có lý cả, còn người ta thì vô lý. Mình là nạn nhân, người ta làm cho mình khổ. Mình là người chịu thiệt thòi, người ta là người ngồi trên. Mình là người cần được tình thương mà không được, người ta lại được. Tức là mình lúc nào cũng lthấy sôi sục trong lòng cả. Đó là cái bóng tối nằm ở phía dưới, nó cứ thúc đẩy, thúc đẩy hoài. Cho nên mình đúng, mà người ta sai hoài. Nhiều khi mình tốt, mà người ta xấu. Muốn như vậy (ở dưới cứ sôi sục) là phải có cái cớ mới được. Cớ nào đó, làm cho mình nổi lên cái sự so sánh, có so sánh rồi là có đúng với sai và mình không ngừng so sánh. Óc của mình không ngừng lại được.
Cái giận là một chuyện phi lý trí, nó đã có sẵn trong người của mình rồi. Cho nên rất khó mà mình ra khỏi thế nhị nguyên, rất khó để đạt được bất nhị, bởi vì lúc nào mình cũng chứng minh là mình đúng và người ta sai.
Nói một cách thực tế, làm sao để mình ra khỏi chuyện đúng với sai này? Làm sao để tới được sự bất nhị? Nguyên nhân là mình phải thấy được cái nguồn ở dưới này. Cái nguồn tạo ra nhị nguyên là nguồn chính, cái irrationnality, cái phi lý trí, là sự giận dữ, cái lẫy nó nổi quá mạnh đi. Mình lấy nó ra, xong rồi, mình lấy ra cái sự so sánh giữa mình với người. Cái não (phần trí thức) là so sánh mình với người, còn cái phi lý trí là dưới phần tiềm thức. Mình lấy hai cái đó ra thì mình sẽ thấy nhẹ nhàng vô cùng.
Cho nên, khi có chuyện gì đập vô người mình, làm mình phải tức giận…
Đây là một chuyện rất là nhỏ thôi các bác. Mình tới một tiệm ăn, đi ăn trong một nhóm. Mình đã đặt 1 bàn 16 người đàng hoàng rồi, mà đến khi mình tới thì cái bàn 16 đã bị người ta dành rồi. Thì tự nhiên mình nổi tức đùng đùng lên. Và nếu mà mình thấy người ngồi đó là người mà ngày xưa mình đã có gút thắt rồi thì mình lại càng giận nữa. Và mình sẽ nói rằng đó, thấy chưa, tụi nó khinh thường tui chưa nè. Tức là mình nói người kia khinh thường và mình là nạn nhân. Tụi nó khinh bỉ mình, nói xấu mình. Cái lý luận đó cứ tồn tại hoài. Sự tức giận và cái lẫy là cái mà mình không bao giờ chấp nhận cả. Mình có một trăm cái cớ để nói rằng mình phải nổi giận.
Trong trường hợp này, thì mình nên cười trước. Mình thấy quỷ rồi thì mình nên cười. Mình cười trước, xong rồi mình ôn hòa mình giáo dục. Giáo dục cái gì? – Mình ôn hòa, mình giáo dục chính mình để mà cái thế mình đúng và họ sai nó biến mất. Mình ôn hòa, mình giáo dục chính mình, mình dạy mình, để mình thay đổi chính mình. Mình không còn so sánh là mình tốt và người ta xấu nữa. Thường thường, khuynh hướng mình là nạn nhân mạnh kinh khủng luôn, làm cho mình không thể nào đi ra khỏi nhị nguyên. Lúc nào trong đầu của mình cũng có cái ghét, lúc nào trong đầu của mình cũng không thể tha thứ được. Lúc nào trong đầu của mình cũng tìm ra được cái cớ để mình đập lại cho hả giận.
Cho nên cái hả giận, hả tức, cái mà mình lẫy là những cái mình không thể control được. Cái đó là nhược điểm trong cuộc sống của mình. Nó làm cho mình lúc nào cũng ở trong nhị nguyên cả. Mình không thể nào đi vào trong bất nhị.
Bất nhị không phải là cái gì cao siêu như là tu hành làm sao cho hết chủ thể và đối tượng, hết cái thế đối lập để mình hoàn toàn ở trong hào quang ánh sáng của tự tánh. Đó là những cái xa xôi, nhưng mà thật sự cái bất nhị hằng ngày, nói tóm lại, là mình làm sao để giải tỏa những cơn lẫy, cơn giận của mình và giải tỏa đi cái thái độ lúc nào cũng so sánh, để cho rằng mình thì đúng, còn người ta thì sai. Mình phải thay đổi đi. Trước những tình hình nào mà tự nhiên mình muốn nổi điên, nổi khùng thì mình phải mỉm cười với chính mình cái đã: Nhẹ nhành hít thở, mỉm cười. Mình ôn hòa, giáo dục chính mình. Trước tiên là mình nói với mình, để cho mình thay đổi tư thế và mình thay đổi cái dynamic đó.
Thưa các bác, trong sự tu hành, sợ nhất là cái tánh lẫy. Tánh mà mình gọi là irrationality. Lẫy, dễ giận, bùng bùng một cái, không thể nào kiểm soát, không thể nào kiềm chế được. Cái lưỡi của mình lúc đó muốn tu thì tu không kịp nữa rồi. Lúc đó, con mắt mình tu, tu cũng không kịp nữa. Cái lỗ tai của mình bây giờ chỉ ghi nhận lời điên cuồng của mình phun ra mà thôi.
Cho nên, thưa các bác, tại sao mà mình bị kẹt trong nhị nguyên? Nói kẹt trong nhị nguyên là là nói cho văn chương, nhưng đúng ra là mình bị kẹt trong tánh thích lẫy, thích giận, thích hận, thích thù. Tánh đó là tánh mà mình cứ giữ hoài; mình không làm gì với cái tánh lẫy thì nó càng ngày càng mạnh. Càng mạnh tức là chỗ nào cũng bung ra được cả. Đụng một chút, không vừa lòng là mình lẫy, chút xíu không vừa lòng là mình lẫy. Thì nó cứ tiếp tục, tiếp tục hoài. Vì vậy cho nên gọi là mình thích, tại vì mình không làm gì hết với nó cả mà, không đuổi nó ra mà, mình không nhận biết nó mà. Mình cứ quay cuồng với nó hoài, và nó sẽ làm cho những người khác đau khổ. Nhiều khi người ta nói, mình cũng không nghe nữa rồi, là bởi vì sự tức giận, cái giận nằm tận cùng dưới đáy, và nó take over mình rồi.
Cho nên tu có nghĩa là làm sao hóa giải những năng lượng gọi là tiềm tàng, phi lý trí đó.
Cám ơn các bác đã lắng nghe làm sao các bác có thể trở về với cái bất nhị của mình. Với Dharma Expresso, cà phê Pháp expresso này, hy vọng các bác sẽ vui vẻ và tỉnh táo hôm nay.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.