Thưa các Bác, anh chị, mình vẫn tiếp tục về Tay Buông Đi. Trong những bài Thầy giảng trước
đây, có lẽ có ba việc làm cho mình nhớ hoài.
Thứ nhất, mình nên buông đi những thù hằn quá sức lâu xa rồi, cứ nằm mãi trong đầu của mình.
Nhiều khi vì não mình không tốt, chuyện thù hằn đó như là một hình thức cứ lập đi lập lại trong
đầu mình hoài.
Thứ nhì, những lỗi lầm mình tạo ra trong quá khứ, những lỗi lầm đó đã qua rồi, nhưng mình cứ
nghĩ hoài. Mỗi lần nghĩ tới tim mình cứ đập mạnh, sinh ra nhiều sự sợ hãi hơn.
Thứ ba, nhiều khi có những chuyện khó chịu trong lòng, dù đó không phải sự thù hằn hay lỗi lầm
của mình. Những chuyện đi ngược lại lý tưởng của mình hay những hình ảnh mình yêu thích bị tổn
thương. Tất cả những cái gì có tính cách làm hư hại đi những hình ảnh lúc nào cũng có giá trị cao
đối với mình, thì thường thường mình sinh ra sự khó chịu, mình giữ mãi trong hình ảnh đó trong
đầu, lúc nào cũng khổ sở vì không buông đi được.
Tất cả những thứ đó đều có dính dáng tới một bộ phận trong não Thầy đã nhắc tới lần trước, đó là
cingulate gyrus. Mình không thể sống cuộc sống của mình, mình sống cuộc sống của ai đó, mình
sống với những tư tưởng gì khác, mình sống với những chuyện thù hằn, giận ghét, những chuyện
mình muốn kiểm soát (control) cho đúng, cho tốt, cho đàng hoàng, mà bây giờ mình mất đi sự kiểm
soát đó. Những chuyện mình hoàn toàn không có dính dáng gì cả, mình cứ luôn luôn nói tới, luôn
luôn khó chịu, khổ sở với những chuyện đó. Những thứ đó nếu mình nói là bệnh thì cũng không
đúng, không phải bệnh thì cũng không đúng, phải nói là một phần rất quan trọng trong não của
mình không tốt.
Sự nhớ tới hoài hay suy nghĩ hoài về thù hằn, về lỗi lầm của mình hay lỗi lầm của người khác, còn
gọi là vòng lặp (looping), có nghĩa là lặp đi lặp lại hoài, đi tới đi lui trong vòng tròn không ngừng.
Và thường thường cách lành trị mau nhất mình có thể có khả năng làm được là độc thoại (self-talk),
mình tự nói với chính mình. Mình phải có cách nói trong đầu của mình là ngừng lại, và câu mà
mình nên tự nói là: “It is ok”. Câu nói này rất mầu nhiệm, nó làm cho mình tự nhiên nhớ lại về đời
mình, mình nên quản lý đời mình, quản lý đời người ta làm gì. Nhiều khi mấy đứa trẻ hay nói:
“Chill, buddy. Come on, chill”. Chill nghĩa là lạnh, nghĩa là “Thôi, lạnh đi, đừng nghĩ tới chuyện
đó hoài”. Hoặc mình có thể nói: “Let it go”, tức là buông đi, buông xả vạn duyên như Thầy hay
nói. Hay nhiều khi có những chuyện người ta làm, mình không sửa đổi được, mà mình cứ nói hoài,
mình thích truyền bá dư luận (rumor), tin mà người ta đồn từ miệng này tới miệng kia, cho nên cái
não mình không bao giờ tốt được cả. Mình phải let it be, tức là hãy để yên vạn sự đi.
Nhiều khi các Bác cũng nghe cha mẹ nói: “Thôi, con nhỏ này chắc ngày hôm nay ăn không ngon,
ngủ không yên, thôi không can gì, nó không có phải hoàn hảo đâu (she isn’t perfect)”. Còn một
cách khác để mình nói: “Oh, no big deal, don’t worry, they will change”. Nghĩa là “Không có gì
lớn lao đâu, đừng lo lắng quá, chúng nó sẽ thay đổi”.
Thầy nhớ lại ông godfather hay nói với Thầy: “Don’t worry, be happy”.
Thầy hỏi: “Tại sao vậy? Tôi đâu có chuyện gì happy đâu?”
Ông nói: “It is going to be good, it is going to be ok”.
Ông lúc nào cũng nói như vậy, tức là mình nghĩ làm sao thì mình nghĩ, chuyện gì rồi cũng sẽ ok,
cũng sẽ tốt lành. Nếu nghĩ như vậy, thì mình sẽ ngừng đi cái vòng tròn lẩn quẩn lúc nào cũng trong
đầu của mình cả.
Mình cũng thường hay nói: “Relax, breathe (Thả lỏng đi, thở)”. Thường thường những sự độc
thoại (self-talk) rất lợi hại, bởi vì nó giúp cho mình ngừng lại cái dòng suy tưởng làm cho mình kẹt
hoài trong chuyện tức giận, hận thù. Câu nói mình nên nói với chính mình: “It will be better, it will
be ok (Nó sẽ tốt hơn, nó sẽ ok)”. Với cái thái độ đó đi với một văn hóa không mắng nhiếc, chửi
bới, thì mình sẽ không đi tìm những kết buộc, kết tội, lên án (accusation). Văn hóa mà lúc nào
cũng nhiều sự tha thứ, nhiều sự cảm thông, thì tự nhiên mình sẽ thấy nhẹ nhàng hơn, còn không thì
mình cũng giống như người cảnh sát, lúc nào cũng cầm súng đi tìm kẻ tội lỗi. Kẻ tội lỗi đó nhiều
khi không ai khác hơn là chính mình. Mình không thể buông bỏ tư tưởng trong đầu, không thể tha
thứ được, không thể chấp nhận được, mình có thể đi đến tận chân trời, góc biển, đi cruise v.v…,
nhưng nếu cái não không tốt, dù mình cruise kiểu nào đi nữa thì não vẫn không tốt như thường. Vì
sao vậy? Vì mình không tập nhìn vũ trụ với cái nhìn tốt đẹp hơn, cho nên dù cho mình đi tới chỗ
nào đi nữa, cái não của mình cũng đi theo mình, không làm cho mình sung sướng được. Vì thế sự
độc thoại (self-talk) rất hay trong việc giúp mình đóng tất cả những thống khổ của mình lại, giúp
mình ngừng lại những tư tưởng làm cho mình bị kẹt mãi (looping thoughts) trong chuyện cũ.
Có một cách khác cũng rất hay để giúp mình lành trị là tập thể dục, thể thao. Có những thế yoga rất
tốt, làm cho mình phải xoay đầu bên này, xoay đầu bên kia, nghiêng lên, nghiêng xuống, từ từ
khiến cho cái não của mình nhìn toàn diện, thấy toàn diện. Cũng như lúc mình tập Tai chi, vị trí
của đầu cũng phải lên, xuống, cổ phải trườn tới, trườn lui, đứng lên, ngồi xuống, khiến cho mắt
mình nhìn thấy nhiều phương hướng hơn.
Có nhiều cách giúp cho mình ra khỏi dòng tư tưởng làm mình bị kẹt trong những chuyện cũ. Thầy
khuyên các Bác cách hay nhất là nên tập độc thoại, để mình ngừng lại dòng tư tưởng làm cho mình
bị kẹt trong những chuyện cũ. Thứ nhì là nên tập thể dục, thể thao. Những môn thể dục, thể thao
có tính cách làm cho con mắt mình nhìn ở nhiều vị trí khác nhau, giúp cho mình thay đổi tư tưởng
dễ dàng hơn. Thể dục, thể thao cũng giúp thay đổi kích thích tố (hormone), năng lượng trong
người mình. Và cuối cùng cả là phần bổ sung (supplement) những thứ rau quả, dược thảo. Có
nhiều dược thảo giúp cho mình bình tĩnh (calm down) rất nhiều, Thầy không dám nói, sợ là các Bác
uống vào có tác dụng phụ. Các Bác nên hỏi những vị Thầy chuyên nghiệp cho Bác thêm dược thảo
bổ sung để cho cái não mình tốt hơn. Thí dụ như Ginkgo Biloba, là một dược thảo mà Thầy tin
tưởng rằng ai cũng biết cả. Cũng như St. John’ s wort, là một loại dược thảo người ta dùng cả mấy
trăm năm nay rồi, giúp cho óc (mind) của mình nhẹ lại, dịu lại và không bị kẹt.
Nói chung tất cả những hành động của mình, mình muốn buông đi nhưng vì não không tốt, nên
mình không thể buông được, cho nên mình làm đủ mọi cách để giúp cho não mình dễ chịu hơn chút
xíu, dễ kiểm soát (control) hơn, để cho tư tưởng không bị kẹt.
Thôi, như vậy đủ cho ngày hôm nay. Cám ơn các Bác đã lắng nghe và chúc các Bác một ngày vui
và tịnh.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện