Thưa các Bác, anh chị, mình đang nói về năm loại cảm giác mà không những người tu hành Bồ tát đạo, mà người thường chúng ta ai cũng có thể gặp phải. Người thường khi gặp phải thì phản ứng tiêu cực, còn những người tu đạo Bồ tát gặp phải thì không nên tiêu cực và nên hiểu rằng tất cả là bởi vì mình chiêu cảm. Sự chiêu cảm của mình không phải là mình nói lỡlời, mà vì ngũ tạng (tâm, cang, tỳ, phế, thận) trong người của mình không được dương, không được lành mạnh. Khi ngũ tạng bị âm thì sẽ chiêu cảm những chuyện tiêu cực bên ngoài. Thí dụ, nếu mà mình thường thấy bị thiệt thòi là vì âm thổ trong người mình quá mạnh, bộ phận tỳ không tốt lắm; nếu mình bị ghen tuông, đố kỵthường thì cái âm kim trong người mình quá mạnh tức là cái phổi của mình không được tốt.
Ngày hôm nay, mình nói tới một hiện tượng mà ai cũng bị cả đó là bị hiểu lầm. Bị hiểu lầm là do âm thủy trong người mình quá mạnh. Như thế cái âm thủy này ở đâu? Thưa các Bác trong người mình có một hệ thống gọi là thận thủy, hệ thống này gồm có thận và bàng quang. Nhiệm vụ của thận, thì theo như Tây y, thận lọc máu, lấy tất cả những chất độc, chất mà không cần thiết trong máu, trong người mình và thải ra. Cho nên thanh lọc và bài tiết là nhiệm vụ của thận và bàng quang, hai bộ phận này làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ.
Nhưng mà tại sao gọi là thủy? Bởi vì những chất thận lọc ra từ trong máu, biến thành nước, một thứ dung dịch, từ đó mình tiểu tiện ra ngoài, cho nên người ta liên kết chuyện này với nước là thận thủy. Thủy lúc nào cũng chạy xuôi xuống cả, không chạy ngược lên được, và đó là lý do tại sao bàng quang là bộ phận nằm cuối cùng cả ở trong phần thân của mình đừng tính tứ chi.
Máu được bơm đi khắp nơi, và thận lọc máu bằng cách chắt chất độc ra, bài tiết ra ở bàng quang và ra ngoài tiểu tiện. Thưa các Bác, nước rất là quan trọng, nước là đặc tánh hồi xưa người ta thường ví “Thượng thiện nhược thủy”, điều thiện mà tốt lành nhất cũng giống như nước vậy đó. Tức là nước hoàn toàn không có tranh với ai, không chống lại người nào, không đập phá ai cả, nhưng nước bào mòn theo thời gian. Con người quân tử, con người tu đạo làm sao phải có tánh tình như nước vậy, và đây là mình nói nước đàng hoàng nhe.
Khi nói tới âm thủy, thì Bác có thể hình dung âm thủy là nước đóng khô lại như băng như đá, Bác lấy cục băng, cục đá, Bác đập người ta, người ta cũng chết được mà. Nước phải hoàn toàn thuận chứ không chống đối với ai cả, nhưng mà băng đá thì nó chống lại. Nếu mà nước dương quá như nước sôi, nước phỏng thì cũng không sử dụng được, cho nên phải có một sự bình hằng, không quá dương và cũng không quá âm, không quá dư cũng không quá thiếu, vừa đủ thôi. Thận thủy là như thế và con người mình cũng vậy, tánh tình của mình cũng phải nhẹ nhàng hài hòa, thì người ta sẽ bắt đầu thân cận với mình. Khi lời nói của mình chống chọi là bởi vì nước trong người mình bị cứng cỏi, và khi lời nói mình cứng thì thường thường là mình không muốn lắng nghe ai cả.
Không lắng nghe là phần của lỗ tai, cho nên cái lỗ tai gắn liền với cái thận của mình, mình càng hư thận bao nhiêu thì lỗ tai mình càng ngày càng nghe không được bấy nhiêu, do đó việc đầu tiên mình cần sửa đổi để cho thủy dương hóa là phải tập lắng nghe. Mình lắng nghe trước khi mình giải bày, lắng nghe là sự nhẹ nhàng. Khi Bác nói chuyện với ai đó, Bác để cho người đó nói, Bác hít vào thật sâu khi người đó nói, để mình đem hết ý tưởng, lời nói của người ta đi vào trong người mình để mình biết được ý nghĩa của lời đó, biết được động cơ phía sau của lời đó, biết được cái cảm xúc, cảm tình phía sau lời đó. Do đó, mình sẽ tăng trưởng sức mạnh của thủy hay là của thận thủy. Nếu mình không làm như thế thì tự nhiên lúc nào mình cũng ham nói, và mình càng nói bao nhiêu thì cái thủy của mình sẽ không đủ mạnh bấy nhiêu. Có những người nói chuyện cộc lốc, có những người nói quá sức dữ dằn, những người đó thiếu thủy. Có những người nói mềm dịu, Bác muốn nghe hoài. Có những người nói quá nhỏ đi, nói cách gì cũng nhỏ cả, vì thủy không đủ mạnh. Thủy giống nhưnước vậy.
Những cái bài kế tiếp sau, Thầy sẽ nói tới chuyện làm sao để mình không những dương hóa, mà mình làm cách gì để vượt ra khỏi và không làm cho người khác bị thiệt thòi, không bị đố kỵ, ghen tuông, không bị hiểu lầm, làm sao mình vượt thêm một bước nữa. Còn bây giờ, chúng ta hãy ngồi suy nghĩ, nhiều khi những sự hiểu lầm của chúng ta, đều là do mình chiêu cảm lấy và việc cần thiết nhất là mình phải dương hóa cái thận của mình bằng cách là chuyển hướng đi của sự suy nghĩ của mình.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng