Mình sẽ nói tiếp về năm thứ mà người tu đạo bồ tát thường hay bị lắm.
Hôm qua, mình nói về việc mình thường bị, là lúc nào mình cũng có cảm giác bị thiệt thòi cả. Cảm giác đó khó chịu lắm các bác, đi vào chỗ cộng đồng nào hay là chỗ nào đông người, mình có cảm giác bị thiệt thòi là bởi vì trong đầu, mình nghĩ như vậy. Không phải là ai khác hơn, chính mình là âm thổ, tức là cái tỳ của mình không tốt.
Hôm nay, mình nói tới cảm giác bị ghen tuông, đố kỵ. Thật sự không phải là cảm giác đâu, mà một sự ghen tuông và đố kỵ nằm trong óc của mình. Trước hết, mình phải nói chuyện gì xảy ra khi mà mình bị ghen tuông, đố kỵ. Đó là do âm kim trong người mình quá mạnh. Âm kim là thế nào? Kim là đặc tánh của ngũ hành, nằmtrong tạng gọi là phế tạng (phổi). Phổi để làm gì? Phổi để mình thở ra, thở vào. Thở vào đểđem không khí, oxygen vào trong người. Thở ra (lúc nào cũng dài hơn thở vào) để mình đem
thán khí ra. Trong thán khí có chữ C (carbon), là gốc, là nền tảng, cốt lõi của sự sống. Con người mình, chất hữu cơ, sự sống cần có chất carbon. Cho nên, khi thở ra là mình cho sự sống chứ không phải là mình cho cái chết đâu các bác. Vô là O2, ra là CO2, rõ ràng là mình cho ra nhiều hơn. Sự cho ra này quan trọng lắm, dưới hình thức chia sẻ sức sống hay là sự sống với những chúng sanh khác.
Nếu các bác hiểu như vậy thì phổi dương là lúc nào mình cũng cho ra nhiều vô cùng. Như vậy, cách thở của mình rất là mạnh. Khi các bác tập thể thao thì thường các bác thở rất mạnh, phổi rất tốt, âm kim của bác ít, dương kim mạnh hơn.
Đó là về mặt thân xác (dương). Còn quan điểm trong đầu, cũng có âm, có dương. Quan điểm về người, về cái cho, quan điểm này cũng quan trọng lắm. Lúc nào, cái nhìn của mình cũng tạo ra được quan điểm, tức là mình nhìn vào lỗi lầm, nhìn vào cái xấu, nhìn vào sự khiếm khuyết của người ta thì quan điểm của mình gọi là âm kim. Nhưng mà nếu lúc nào quan điểm của mình cũng nhìn cái tốt, cái đẹp, cái viên mãn, cái tốt đẹp đầy đặn của cá tánh thì mình gọi là dương kim. Cho nên, khi nhìn vào người, mình thấy quan điểm rất là quan trọng.
Do đó, khi các bác có phổi âm, hơi thở rất yếu ớt và quan điểm lúc nào cũng âm cả thì sẽ tạo ra một từ trường mà lúc nào mình cũng không thấy vui với chính mình cả. Là vì mình có cái âm như vậy, cho nên lúc nào mình cũng chiêu cảm những kẻ mà cái phổi ít cho ra sự sống, hơi thởlúc nào cũng yếu và quan điểm lúc nào cũng là xấu cả. Mình chiêu cảm họ tới. Mình càng âm thì sức khỏe của mình, dựa vào hơi thở, nó yếu lắm, không cho ra nhiều sức sống và mình chiêu cảm càng lúc càng nhiều thêm những cái yếu ớt của sức sống.
Vì vậy, khi mình chiêu cảm những kẻ yếu ớt thì ai mạnh hơn mình, mình không thích; ai giỏi hơn mình thì mình sợ lắm; ai ngon lành, được khen nhiều hơn mình thì mình khó chịu vô cùng. Những chuyện mình sợ, mình không thích, mình khó chịu, những đặc tánh đó gọi là đố kỵ.
Nếu mình đang có quan hệ với một người nào đó, mà có người thứ ba nhảy vào, kéo người thứ hai đi thì gọi là ghen tuông. Cho nên, đố kỵ (envy) và ghen tuông (jaelousy), hai chữ này thường thường hơi giống nhau là như vậy.
Nói chung, khi mình yếu ớt, khi cái phổi, sức sống không cho ra nhiều, không mạnh nữa, thì mình thường hay so sánh lắm. Mình sợ những người mạnh hơn. Mà tại sao mình không trở nên mạnh hơn được? – Vì mình không tập thể thao, mình không thở mạnh và không nhìn vào điểm tốt của người ta nhiều. Vì thế, mình phải cần chuyển hóa âm kim ra dương kim, mình sẽ không chiêu cảm những người ghen ghét, đố kỵ mình. Đầu tiên, các bác nên tập thể thao, hít thở cho mạnh. Đó là chuyện tất yếu. Tập Càn Khôn
Thập Linh, Càn Khôn Sống Vui Khỏe, Càn Khôn Liên Hoàn, tập làm sao cũng được, yoga cũng được, tập cái gì mà thở cho mạnh. Các bác thấy nhiều khi có những người đi học thể dục thể thao nhưng họ lại không chịu thở mạnh. Thở nhè, nhẹ thì không được, thở nhẹ không thể nào bác phát triển dương kim được cả.
Về mặt thay đổi quan điểm thì mình phải thay đổi cách nhìn về cái đẹp. Đừng nghĩ cái đẹp là chỉ có chuyện đẹp mà thôi, phải nghĩ làm sao thấy cái đẹp ở khắp mọi nơi. Cái gì mình cũng có thể khen được. Món ăn nào mình cũng có thể thấy được cái ngon của nó. Người nói câu gì mình cũng có thể thấy được cái hay trong lời nói đó. Cách sống với những người xung quanh là lúc nào mình cũng tìm ra được phương thức gì để hiển bày, làm cho những người khác có thể vui được. Lúc nào mình cũng thấy được những chuyện hay ho chung quanh mình. Mình nên chẩm dứt chuyện thấy mình là cái rốn của vũ trụ, cái gì cũng tôi, cái gì cũng
tôi, xong rồi, vì vậy cho nên mình cứ so sánh. Những người yếu đuối thì thường lúc nào cũng cho mình là cái rốn của vũ trụ, lúc nào nói năng cũng lớn tiếng, cũng phê bình lung tung cảvà thường hay soi mói, đàm tiếu điểm xấu của người ta. Thường thường đi hội hợp hay đi chơi, các bác thấy có những người, tự nhiên họ phê bình một người nào đó mạnh dạn vô cùng, họ chửi rủa, họ mắng hay là họchê bai người ta lớn tiếng đủ thứ thì bác phải tin là người đó có lòng đố kỵ rất lớn. Nhưng khi họ chê bai ai, họ thường nói như thế này: ‘ Tôi đâu có nói láo, tôi nói sự thật, tôi biết như vậy…, như vậy…đó ‘. Thật ra đó là sự ghen tuông và đố kỵ của mình. Nhất là cái đố kỵ. Mình sợ không bằng người đó vì lá phổi của mình yếu quá, không thở mạnh được. Nếu có thở thì thở chập chờn, thở ngắn và nhiều khi tim mạch, áp xuất của mình rất cao bởi vì mình không biết thở cho nhẹ nhàng và bởi vì lúc nào quan điểm của mình cũng là nhìn xấu thôi.
dương kim là lúc nào mình cũng có thể bỏ qua, đừng chú trọng vào cái xấu quá đi vì không chừng là mình còn xấu hơn nữa. Mình cũng đừng nói xấu người ta làm chi, nói xấu trước mặt, nói xấu sau lưng, nhất là soi mói, đâm thọc, làm cho người ta mất mặt thì không nên.
Tất cả những cái đó tóm lại bằng một câu như thếnày: ‘ Mình đừng nói những lời làm người nghe nghẹt thở, khó chịu, khó thở ‘. Bịnh ghen tuông, đố kỵ thường làm cho mình khó thở vô cùng.
Nếu các bác hay có trạng thái tim đập mạnh, khó thở, nghẹt thở quá là bởi vì sự đố kỵ rất là cao và mức độ so sánh của bác rất là lớn, cho nên bác cứ thấy nghẹt thở, đụng một chút là nghẹt thở, thấy khó chịu, tim đập rất mạnh, không thở nổi. Tất cả đều vì bản tánh ghen tuông và đố kỵ nó quá sâu.
Cho nên khi mà mình chuyển thành dương, hay lắm các bác ơi. Dương thì tự nhiên mình nhẹ nhàng, tim đập nhẹ nhàng lại, chứ còn không tim đập dữ lắm. Bác nói : ‘ Ủa, sao thầy nói cái phổi sao lại qua cái tim? ‘. Khi phổi không đủ oxygen, làm cho tim đập mạnh hơn để bơm oxygen lên cao hơn. Tim và phổi dính liền với nhau. Cho nên, lúc thiền, mình phải làm sao tập thở cho nhẹ nhàng hơn, sâu hơn khi thở ra. Khi mình sống thì mình phải thở cho mạnh hơn, tập thể dục thể thao cho phổi mạnh hơn, thì trái tim điều hòa lại. Cuối cùng, khi sốngmà lúc nào mình cũng tìm được cái đẹp, thấy cái đẹp thì không những cái phổi mình nó nhẹ
nhàng thôi mà trái tim mình cũng nhẹ nhàng nữa và cuộc sống của mình mới đúng là đáng sống. Thì ra sống là mình muốn chia sẻ năng lượng sống của mình với người khác và nhờ vậy nên mình mới không chiêu cảm những chuyện ghen tuông và đố kỵ với những người chung quanh. Các bác nhìn lại những người ghen tuông và đố kỵ, họ thở yếu lắm, phổi họ yếu lắm. Quan điểm của họ lúc nào cũng kẹt cả, lúc nào họ cũng so sánh, lúc nào họ cũng phê phán.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện