Thưa các bác, các anh chị, còn một ngày nữa mới chính thức là ngày Hallowen, Halloween thật ra có gốc gác rất là sâu, không phải là một ngày lễ nhỏ. Thật sự tên đọc của nó nghe cũng rất là hay, là All Hallows’ Eve. All là tất cả. Hallows có nghĩa là bậc thánh. Eve có nghĩa là evening. Tức là đêm của tất cả các bậc thánh.
Lễ này thật ra không phải bắt nguồn từ thiên chúa giáo, nhưng sau rồi Thiên Chúa giáo (Chirstianity) mới dùng ngày này biến thành một ngày lễ. Gọi là Eve bởi vì là đêm cuối cùng của hai ngày lễ kế tiếp trong Thiên Chúa giáo. Một gọi là ngày All Hallows’ Day, là ngày mùng 1 tháng 11 và hai là ngày All Saints’ Day là ngày lễ của tất cả các bậc thánh (mùng 2 tháng 11). Cho nên đây là ngày trước của 2 ngày lễ chính của Thiên Chúa giáo, nhưng từ từ người ta biến nó thành một ngày vui chơi.
Chữ Halloween, thì ra là từ chữ All Hallows Eve mà ra. Cái hay của chuyện này là bởi vì trong ngày lễ này, có những chuyện mà dân chúng họ thích nhất, như là trick-or-treat, tức là mấy đứa con nít đi xin đồ ăn, đồ chơi. Mấy cái này đều phát triển về sau cả. Nhưng mà chuyện khắc trái bí (jack-o’-lantern) có những cái độc đáo, rồi chuyện mặc áo quần giống như quỷ cũng là một chuyện phát triển từ từ sau này. Thật sự ra, tất cả gốc gác đó đều bắt nguồn từ người Ái Nhĩ Lan (Ireland), xưa thật là xưa. Sau khi họ có một mùa gặt, được mùa rồi, họcó một đêm ngồi lại với nhau ăn uống, mừng ngày họ gặt hái vừa xong. Đó là lý do mình có ngày Halloween này. Bắt nguồn từ bên Ái Nhĩ Lan mà mình gọi là Celtic. Qua bên Mỹ, truyền thống ngày lễ này càng lúc càng phát triển và càng ngày càng được thương mại hóa. Tuy nhiên, có hai chuyện mà thầy muốn nói, rất hay là Thiên Chúa giáo đã sử dụng một ngày lễ bình thường mà ai cũng thích cả để trở thành một ngày có tính cách của đạo Chúa. Phật giáo phải nhìn như thế nào về ngày lễ Halloween này? Phật giáo chúng ta trong thời đại thế kỷ 21 này mình phải nhìn như thế nào để mình có thể sử dụng được? Đó là điều rất hứng thú. Thầy khám phá ra hai chuyện rất dễ thương trong ngày Halloween này (bởi vì hội Từ Bi Phụng Sự mình làm cho nên mình mới thấy).
Thứ nhất là chuyện khắc trái bí (jack-o’-lantern). Tức là sao? – tức là mình khắc trái bí, mình bỏ tay vô mình cào hết, vất ruột của trái bí đỏ ra, xong rồi, mình khắc hình của một cái mặt người, xong rồi mình bỏ cây đèn cầy vào trong đó để cho nó tỏa chiếu sáng ra. Đó là một chuyện rất là lý thú. Thầy đọc chữ Halloween thành chữ Hollow, hollow có nghĩa là làm cho nó rỗng đi, in (een) là phía trong của mình. Thầy nói đùa rằng, thay vì nói đây là cách mình khắc trái bí thì mình hãy hollow-in, tức là mình làm cho rỗng phía trong đi. Rỗng phía trong đi là ý thầy nói rằng mình nên nhìn quả bí này cũng giống như Ngũ Ấm vậy (Sắc-Thọ–
Tưởng-Hành-Thức). Trái bí này, các bác khắc hình mặt người, bác bỏ cây đèn sáp vô thì cũng giống như bác khắc một con người thiệt, một con quỷ thiệt, rồi mình hollow-in, tức là mình khắc bên trong. Mình tượng trưng trái bí cũng giống như là Ngũ Ấm của mình: Sắc-Thọ–Tưởng-Hành-Thức là tất cả mọi thứ mà mình có: từ thân xác, cảm tình, cho tới tư tưởng, thói quen, cho tới sự nhận thức. Bây giờ mình đào hết, mình vét tất cả những cái đó trong người mình, mình vất đi, mình hollow nó đi thì nó trở thành trống rỗng phía trong. Bỏ cây đèn vô thì mình thấy lúc nào nó cũng sáng cả.
Trong con người mình cũng vậy, có cây đèn sáng vô cùng, lúc nào nó cũng sáng cả, gọi là cây đèn của tự tánh. Tự tánh, Phật tánh của mình lúc nào cũng sáng tỏa cả, nhưng mà, rất tiếc, mình đặc quá, mình giống như là trái bí đặc quá, đồ đầy trong đó cả, lòng bong, lòng bong trong đó. Mình không làm sao có thể làm cho ánh sáng nó tỏa ra cả, thì bây giờ mình phải hollow in đi. Hollow in tức là mình lấy bên trong ra, thì mình mới biết được. Mình phải biết những gì mình lấy, mình vất trong lòng, trong ruột mình ra, cái đó là cái vô minh, sự mê muội, sự chấp trước. Lúc nào mình cũng có gút thắt trong lòng cả, nó kẹt, nó đặc ghẹt trongđó: những cái phiền não, cái buồn mà mình không buông được, những cái tức, những cái hận, những thành kiến đối với người này, người nọ, nó đóng kín, nó nghẹt trong đó. Mình ngó, mình thấy người đó là mình giận, mình tức rồi. Rồi những cái mà mình sở hữu (have), nó đầy trong đó, không thể nào mình buông ra được cả, buông không nổi. Lòng chiếm hữu cứ muốn thêm vào, thêm vào…Trái bí đỏ đã đầy đặc mà cứ muốn thêm nữa, thêm nữa…Cái gì cũng muốn thêm, thêm đến độ không còn chỗ nào nữa để thêm, cũng đặc trong đó luôn. Thì ra, con đường mình sống đi ngược với chuyện con đường mình hollow in. Ngược lại với đường đó, ngược lại với triết lý Halloween là trước khi khắc, làm cho rỗng. Càng ngày mình sống mình càng làm cho đặc hơn, nhiều hơn.
Những cái nhiều đó toàn là những lớp vỏ, lớp màn mà đức Phật gọi là Uẩn. Uẩn là những thứ chồng chất, chồng chất lên nhau, đầy đặc lên nhau, không thể nào trống rỗng được. Lúc nào mình cũng đầy đặc nghẹt cả, thành kiến của mình thì nhiều lắm.
Cái đó làm cho thầy nhớ lại là trong cuộc sống của mình nhiều khi có rất nhiều người mình tránh mặt, có những người mình ghét, không nói chuyện, có những người mình nghe nói tới là mình nổi sân lên, mình nói xấu họ liền ngay lập tức. Đó là những dấu hiệu gọi là những đặc nghẹt trong lòng của mình đó. Mê muội, vô minh, thành kiến. Các bác đồng ý không? Có những người mà mình vừa nghe nói tới tên họ là không bao giờ mình khen đâu, mình có trăm ngàn chuyện để mình phê bình. Óc của mình có khả năng là nó đặc nghẹt với những lời phê bình dữ tợn. Còn có những người ở trong đầu của mình mà không thể nào mình tránh, mình lấy ra được. Mình tức, mình khó chịu người đó dễ sợ luôn, mình đẩy hoài mà người đó không ra. Họ vô họ nằm trong đầu, không phải là họ ở hotel trong đầu mà họ mua luôn một appartment trong một phần của cái não của mình. Họ an ngự trong đó. Mình ghét, mình nghĩ
tới, không biết làm sao, làm cách gì cho họ đi được cả. Mình càng ghét, càng giận người nào thì người đó càng chiếm hữu cái não của mình. Cho nên, mình mê muội thì mình mới ghét và hận. Mình mê muội, mình ghét và hận thì người đó mới chiểm cái não của mình, càng hận càng nhiều thì người đó càng tới ở với mình. Cho nên, lòng hận thù của bác không có gì hay đâu, hận thù tức là mình cho phép người thù, người ghét của mình vô ở trong đầu của mình, ở vĩnh viển.
Có một anh tới nói với thầy. Tôi bị ở tù, tôi ghét thằng tù đó, chỉ muốn làm sao trả thù, giết cho được, mấy chục năm nay tôi vẫn nhớ tới thằng đó. Té ra là mấy chục năm nay, anh chàng đó đã tới chiếm ngự trong não của mình mấy chục năm nay rồi. Anh ở trong đó, chiếm đi một phần não của mình rồi, cho nên cái pathway, đường não của mình không cách gì mở ra được cả. Cái khổ là mình không biết, cho nên mình phải thấy rõ ràng cái dễ sợ nhất là sự đặc nghẹt của cái não của mình, đặc nghẹt của tâm thức của mình.
Bây giờ mình phải hollow in chứ không phải hollow out. Mình hollow phía trong này của mình, làm cho nó rỗng ra, không còn gì cả. Mình rỗng rang tức là mình tự tại rồi. Đó là cái đầu tiên rất độc đáo của ngày Halloween.
Đây là cái phần đầu tiên. Thầy sẽ có Double Espresso kế tiếp theo liền để cho bài này đừng có dài quá.