Thưa các bác, các anh chị, còn một ngày nữa mới chính thức là ngày Hallowen,
Halloween thật ra có gốc gác rất là sâu, không phải là một ngày lễ nhỏ. Thật sự tên đọc của nó nghe cũng rất là hay, là All Hallows’ Eve. All là tất cả. Hallows có nghĩa là bậc thánh. Eve có nghĩa là evening. Tức là đêm của tất cả các bậc thánh.
Lễ này thật ra không phải bắt nguồn từ thiên chúa giáo, nhưng sau rồi Thiên Chúa giáo (Chirstianity) mới dùng ngày này biến thành một ngày lễ. Gọi là Eve bởi vì là đêm cuối cùng của hai ngày lễ kế tiếp trong Thiên Chúa giáo. Một gọi là ngày All Hallows’ Day, là ngày mùng 1 tháng 11 và hai là ngày All Saints’ Day là ngày lễ của tất cả các bậc thánh (mùng 2 tháng 11). Cho nên đây là ngày trước của 2 ngày lễ chính của Thiên Chúa giáo, nhưng từ từ người ta biến nó thành một ngày vui chơi.
Chữ Halloween, thì ra là từ chữ All Hallows Eve mà ra. Cái hay của chuyện này là bởi vì trong ngày lễ này, có những chuyện mà dân chúng họ thích nhất, như là trick-or-treat, tức là mấy đứa con nít đi xin đồ ăn, đồ chơi. Mấy cái này đều phát triển về sau cả. Nhưng mà chuyện khắc trái bí (jack-o’-lantern) có những cái độc đáo, rồi chuyện mặc áo quần giống như quỷ cũng là một chuyện phát triển từ từ sau này. Thật sự ra, tất cả gốc gác đó đều bắt nguồn từ người Ái Nhĩ Lan (Ireland), xưa thật là xưa. Sau khi họ có một mùa gặt, được mùa rồi, họ có một đêm ngồi lại với nhau ăn uống, mừng ngày họ gặt hái vừa xong. Đó là lý do mình có ngày Halloween này. Bắt nguồn từ bên Ái Nhĩ Lan mà mình gọi là Celtic.
Qua bên Mỹ, truyền thống ngày lễ này càng lúc càng phát triển và càng ngày càng được thương mại hóa.
Tuy nhiên, có hai chuyện mà thầy muốn nói, rất hay là Thiên Chúa giáo đã sử dụng một ngày lễ bình thường mà ai cũng thích cả để trở thành một ngày có tính cách của đạo Chúa. Phật giáo phải nhìn như thế nào về ngày lễ Halloween này? Phật giáo chúng ta trong thời đại thế kỷ 21 này mình phải nhìn như thế nào để mình có thể sử dụng được? Đó là điều rất hứng thú. Thầy khám phá ra hai chuyện rất dễ thương trong ngày Halloween này (bởi vì hội Từ Bi Phụng Sự mình làm cho nên mình mới thấy).
Thứ nhất là chuyện khắc trái bí (jack-o’-lantern). Tức là sao? – tức là mình khắc trái bí, mình bỏ tay vô mình cào hết, vất ruột của trái bí đỏ ra, xong rồi, mình khắc hình của một cái mặt người, xong rồi mình bỏ cây đèn cầy vào trong đó để cho nó tỏa chiếu sáng ra. Đó là một chuyện rất là lý thú. Thầy đọc chữ Halloween thành chữ Hollow, hollow có nghĩa là làm cho nó rỗng đi, in (-een) là phía trong của mình. Thầy nói đùa rằng, thay vì nói đây là cách mình