Hôm nay mình sẽ học một câu rất là hay, đó là: ‘Ma Ha Tát Đỏa Bà Da‘ (Mwo He Sa Two Pe Ye hay là Mahasattvaya). Maha có nghĩa là đại. Sattvaya có nghĩa là hữu tình. Mahasattvaya là một người vĩ đại, một bậc chúng sinh vĩ đại. Chữ vĩ đại có nghĩa là sao? – Có lẽ nhờ chiết tự của tiếng Trung Hoa thì mình hiểu dễ hơn.
Trong chiết tự của tiếng Trung Hoa, chữ Đại (大dà) này có hình ảnh của người để hai chân dang ra xa, chân dang ra xa thì vững vàng vô cùng, hai tay mở ra, song song với mặt đất, bàn tay hướng lên trời, hai cánh tay tạo thành đường thẳng song song với mặt đất. Đỉnh đầu hướng thẳng lên trời, mắt nhìn thẳng phía trước. Đó là trạng thái mà mình gọi là vĩ đại, một trạng thái thông thoáng. Bởi vì chân đứng vững vàng vô cùng: địa lý. Địa lý là chân lý của cuộc sống. Cuộc sống tượng trưng cho mặt đất. Tay mở rộng: thiên lý. Thiên lý là chân lý của mọi sự vận hành trong vũ trụ. Cho nên, chữ đại có nghĩa là sự khai mở, là mình có thể embrace, có thể bao nạp được tất cả chân lý, định lý của vũ trụ, của cuộc sống. Đó là hình ảnh quá đẹp. Đôi khi mình nên mở tay ra, mở chân ra, nhắm mắt lại để thấy rằng mình vô cùng thông thoáng. Nhiều khi suốt ngày, mình không có động tác, ngôn ngữ thân thể như vậy. Cho nên nhiều khi các bác đi tập Taichi, các bác thấy có những động tác bàn tay mở ra như vậy. Vì sao? – là vì mình muốn đạt tới sự rộng rãi, vô biên, thông thoáng. Mình đứng như vậy, nhắm mắt lại thì mình mới cảm thấy sự rộng mở của mình. Giống như mình nhắm mắt nhìn lại bên trong vũ trụ của mình với tay dang ra như vậy thì mình mới cảm nhận được. Thì ra mình không phải là sự nhỏ bé. Ngược lại với chữ Đại, chữ Tiểu (小xiǎo) là sự nhỏ bé vô cùng. Chữ Tiểu viết ngược lại hoàn toàn: một gạch thẳng xuống, móc lên, hai điểm hai bên, chứng tỏ hai tay bây giờ không còn dính vô người nữa. Hai tay giống như là ôm người của mình. Cũng vậy, với chữ Tiểu đó, người của mình ở trong trạng thái hai tay không mở ra bắt tay với người khác nữa, không mở ra để tiếp xúc với mọi chuyện, với chân lý, với thiên lý. Chân cũng không còn hai chân nữa, có móc câu lên là chân bị cột lại rồi, tức là không còn tiếp xúc với địa lý, với đạo làm người nữa.
Như các bác thấy, sau câu “Bồ Đề tát đỏa bà da” rồi, giác ngộ xong rồi thì tới câu “Ma ha tát
đỏa bà da”: mình trở nên vĩ đại bên trong. Nhưng mà nhiều khi mình đồng hóa mình
(identify), mình định nghĩa về mình là cái gì? Thí dụ như bác đi chơi, có thẻ căn cước. Thẻ căn cước dùng làm gì? để nói tên của mình ra. Nhiều khi mình identify, tức là mình định nghĩa mình là cái tên, là cái mặt, là cảm xúc. Nhất là khi mình định nghĩa mình với cảm xúc thì thường là mặc cảm. Nhiều khi hồi xưa, cha mẹ chửi mình một lần rồi thì sẽ ăn sâu vào trong đầu của mình cả đời luôn. Nếu cha mẹ nói là ‘mày xấu xí như con chó đen, con chó mực’ thí dụ như
vậy, thì tự nhiên mình cảm thấy nước da của mình ngâm ngâm, không đẹp. Mình cảm thấy mình thật sự là xấu xí và mình thấy mặc cảm không thể gặp đời được, không gặp ai được. Cho nên mặc cảm là kinh khủng lắm, nó ăn sâu trong người, mình không thấy, và trở thành cái điểm mù. Hoặc là nhiều khi bạn bè nói ‘Mày dốt như bò mà bày đặt làm cái gì’. Câu này vào trong đầu của mình, mình cứ nghĩ là mình dốt, mình cứ nghĩ như vậy và mình cảm thấy là mình thua kém kẻ khác (inferior). Nền giáo dục hồi xưa, cho phép cha mẹ hay những người xung quanh mắng chửi kinh khủng, làm cho mình có identity (căn cước) của mình không đẹp và mình bị thương tổn như vậy suốt đời luôn.
mặc thôi, chứ không phải thân mình đâu. Mình không phải là cái áo mà là cái thân phía trong. Cái thân ví dụ như cái Chân Tâm. Cái áo ví dụ như cái tên tuổi, những mặc cảm, cảm xúc, cảm giác, những thứ mình mang vào chứ không phải những thứ vĩnh hằng bất biến đâu.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.