Good morning, Các Bác, anh chị, đây là Dharma Espresso cho ngày hôm nay.
Chúng ta thường niệm chú Đại Bi, mình tụng như thế này: “Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
Nam mô A Lợi Da Bà lô kiết đế, Thước bát ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da”
Đó là những cái huyền bí, linh nghiệm, linh thiêng nhất của chú Đại bi. Cái chữ “Nam mô
hắc ra đát na đa ra dạ da”, có nghĩa là con quy mạng Tam Bảo, là Chân, Thiện, Mỹ. Quy mạng là trở thành Chân, trở thành Thiện, trở thành Mỹ. Nếu mình làm được chừng đó thôi, thì đủ xài. Mình không cần làm gì khác trong vũ trụ này cả.
Nhưng mà tại vì mình không thể nào trở thành Chân, thành Thiện, thành Mỹ, cho nên câu thứ nhì: “Nam mô A Lợi Da”. A Lợi Da là Arya. Arya là siêu thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Đó là bậc Thánh, hôm qua mình có nói rồi, đó là bậc Thập Địa bồ tát ra ngoài cái triền phược của vũ trụ cuộc sống này. Đó là bậc Thánh, là bậc không còn bị kẹt trong sanh tử. Thế nào là sanh tử? Sanh tử không có gì xa xôi cả, sanh tử là những chuyện hằng ngày mình cứ bị kẹt vào, bị vướng vào, bị dính vào, những thứ mà mình không thể nào tự tại được; mìnhnhìn và mỉm cười được. Những chuyện mà mình gọi là bị đụng độ. Mình đang ngồi ngon
lành, có người tới ngồi cạnh bên mình ồn ào, là mình chịu không nổi rồi. Các Bác tưởng đi xi nê là sung sướng, nào ngờ Bác vô ngồi, người sau lưng để cái chân lên đầu của mình. Bác ngồi máy bay cũng vậy, Bác tưởng mình ngồi có thể bay sung sướng, không ngờ vừa ngồi, hai người bên cạnh dành đồ để tay cầm của Bác lên, hất tay của Bác xuống. Nhiều khi Bác muốn để vali lên trên, không còn chổ để nữa, thành ra đụng độ nhiều cái. Nhiều trường hợp Bác muốn theo ý mình, mà không theo ý mình được. Nhiều khi Bác tức giận lung tung cả. Nhiều khi con cái mình, mình nói nó đường này, nó nói đường khác. Ý mình như vậy mà nólại nghĩ chiều khác. Chồng vợ cũng vậy, nhiều khi mình nói, mình nghĩ là người ta hiểu mình, té ra không hiểu gì hết; làm cho mình cứ giằng co mãi. Chuyện nhỏ thôi Bác, tại sao mà ngày nào mình cũng phải đối phó với nó, ngày nào mình cũng phải đụng độ với nó. Chữ đụng độ là chữ người Việt mình dùng rất là hay; đụng giống như xe đụng đó Bác, không thể kiểm soát được. Bác đụng độ mà, đụng xong rồi thế nào cũng nổ cái đùng lên, và làm cho
mình không bình an nữa.
Cho nên, câu thứ nhì: “Nam mô A Lợi Da”, mình quy mạng bậc siêu việt, bậc ra ngoài sinh tử, tức là mình phải làm sao trong cuộc sống của mình, mình cũng nhìn thấy được những chuyện kẹt trong sinh tử luân hồi, là mạng lưới rối rắm này, tất cả mọi chuyện. Cho nên mình cần có một cái lòng, rất là quan trọng của cái đấng ra khỏi sinh tử; mà mình gọi là Kindness, là cái lòng hiền từ. Cái hiền từ này, là thế nào Bác biết không Bác? Tức là mình không có phản ứng, không có đụng độ. Mình cứ đụng là mình phản ứng liền. Hễ người ta nói một câu là mình chớp lại một câu liền. Thường thường người ta nói như vậy là mình thông minh lắm, giống như là miệng mồm mình thông minh lắm, lanh lắm. Nhưng mình không biết rằng, mười chuyện mình thông minh như vậy, tám chuyện phản ứng đó xảy ra từ trong cái tiềm thức, từ trong cái tập khí, thói quen, từ trong những cái tánh xấu của mình. Và nhiều khi những tánh xấu của mình, cái giận dữ trong đó, bây giờ tìm cách đánh lại để hả giận, để làm cho mình cảm thấy thoải mái, sung sướng, mặc cho người ta đau khổ. Cho nên khi nào mình nói những câu dữ dằn, cái câu mình làm cho người ta đau thì mình lại được hả giận, sung sướng vô cùng. Thưa các Bác, cho nên khi mình snap back, tức là mình đập lại ngay lập tức, mình nói lại, thì thường thường mười câu, thì tám câu từ trong cái vùng phi lý trí, mình gọi là irrational, nó bung ra; khó mà có những câu lý trí, trí huệ lắm; chỉ có hai câu trong mười câu thôi các Bác. Như thế, cho nên chúng ta thường thường không nên kẹt mình vào trong mạng lưới rối rắm đó, bằng cách là dễ dàng lắm, mình ngừng lại ba chuyện rất là quan trọng:
Thứ nhất, chúng ta hãy tập mỉm cười. Mỉm cười để mình tự nhiên nhẹ nhàng trong tâm mình lại, hành động mình trở thành nhẹ nhàng với mỉm cười. Nhiều khi Bác chỉ cần làm cho cái môi mình động đậy chút xíu thôi, và mình hình dung trong tâm của mình là nụcười thôi, là Bác thấy câu chuyện nó bắt đầu thay đổi.
Thứ nhì, thì mình hãy tập làm sao mà mình lan tỏa từ trong lòng một cái sự nhẹ nhàng vô cùng. Cái lan tỏa nhẹ nhàng, bình thản đó, nó không thuộc về thương yêu, cũng không thuộc về tha thứ. Nó giống như thuộc về sự chấp nhận, nhưng mà không phải sự chấp nhận. Cái sự nhẹ nhàng, bình thản đó chính là trạng thái của Sunyata, Chân Không đó Bác. Khi một chuyện xảy ra trước mặt mình, khi một người nói cái chuyện gì đó, mà mình có thể lan tỏa cái sự nhẹ nhàng bình thản đó, cái đó là Chân Không. Vì nó không làm mình kẹt trong cáimạng lưới rối rắm. Bác thấy không? Chân Không là kinh khủng lắm, là một sự bình thản nhẹ nhàng vô cùng; và con mắt mình vẫn nhìn được mắt người ta, mình vẫn lắng nghe được người ta. Như Khổng Tử thường nói, mình “Thị nhi bất kiến”, nhìn nhưng không kẹt trong cái thấy, “Thính nhi bất văn”, nghe nhưng không kẹt trong chuyện cái nghe kia. Nói như thế có nghĩa rằng là mình lan tỏa sự bình thản. Bây giờ các Bác học thêm mộtchuyện nửa, ngoài cái lan tỏa tình thương, lan tỏa sự quan hoài, bây giờ mình lan tỏa sự bình thản, nhẹ nhàng vô cùng. Do đó lời nói của mình không có reactive, không có phản ứng, lời nói tới một cách rất là tự tại. Lời nói mềm ra, không đánh người ta, không đánh ai cả, không phản ứng lại, không đập lại, không phải để hả giận. Lời nói có một tính chất rất là nhẹ nhàng, phơi phới như làn gió thoảng qua. Công phu đó gọi là Kindness, các Bác. Công phu của sự hiền lành, cho nên người ta thường gọi là con mắt hiền lành là như vậy. Không phảihiền từ mà là hiền lành; tại vì nó không đánh ai cả, không trả đũa ai cả.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.