Hôm qua, thầy nói rằng một người bạn tốt có 3 đặc tính.Đặc tính thứ nhất là khi mình té ngã, vấp ngã, làm lỗi lầm, mình rớt xuống hố thẳm thì người bạn tốt lúc nào cũng là người đứng đó với mình lúc đó. Họ đưa vai để mình nắm, mình đỡ và đỡ mình ra khỏi hố thẳm đó và nhiều khi chỉ cho mình con đường sáng để mình đi, để mình đừng có vấp nữa.
Đặc tính thứ hai là đặc tính mà mình gọi là express generosity là tánh tình rộng rãi vô cùng, không ích kỷ. Lúc nào cũng sẵn sàng cho mình, làm cái gương cho mình, lúc nào cũng cho
mình, làm cho mình thấy rõ ràng là mình chơi với người bạn đó thì lúc nào mình cũng được lợi cả. Người bạn tốt lúc nào cũng cho, và cho không có điều kiện gì hết. Không bao giờ cho để mà tìm cách lấy lại cái gì.
Đặc tính thứ ba là đặc tính lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh để cho mình thành công, thành tựu, thành đạt. Hy sinh để thành tựu mình thật là một đặc tính vĩ đại.Khi các bác nghe những chuyện như vậy rồi thì các bác nói ‘Dạ, không biết người nào trên vũ trụ này có đặc tính đó? thì thầy thưa ngay với các bác: Cái người mà hội tụ các đặc tính đó thường thường là người mẹ của mình. Nếu người bố của mình mà có những điều kiện đó thì người bố trở thành thần tượng trong đời của mình và mình sẵn sàng làm theo và sống theo những giá trị, hình ảnh mà người bố của mình làm. Nhưng người mẹ của mình, tại sao mà làm được như vậy? -là bởi vì tình thương của người mẹ thì lúc nào cũng dẫn khởi vào những chuyện sẵn sàng hy sinh, xả thân cho, rộng rãi vô cùng với mình. Lúc mà mình bị té, vấp ngã, không bao giờ người mẹ lại đánh thêm một đòn, chửi mắng, ruồng rẫy đâu. Người mẹ lúc nào cũng thương và tìm đủ mọi cách để cứu con mình.
Cho nên khi mà mình tu đặc tánh của người bạn như vậy thì té ra là mình tu đặc tánh của người mẹ. Bây giờ, chắc là các bác mới hiểu tại sao mà hồi xưa, giá trị quan của một người bạn, tức là tình bạn (friendship), tình bằng hữu quan trọng đến như thế, bởi vì nó chiếm tinh thần mà phần lớn chúng ta, những người bình thường, đều cảm thấy rất là cảm động. Đó là
tình mẹ. Đối với văn minh mà mình gọi là văn minh nông nghiệp (không phải văn hóa), hình ảnh của
người mẹ quan trọng vô cùng. Đức Quan Thế Âm bồ tát mà trở thành người mẹ là cũng vì
vậy đó, thưa các bác. Tại vì Ngài muốn thể hiện tình bạn sâu sắc nhất, cũng gọi là tình mẹ. Và khi tình bạn, tình mẹ sâu sắc nhất rồi thì cũng gọi là tình bồ tát.Cho nên khi mình tu đạo bồ tát, thật sự là mình tu đạo làm bạn, mình tu đạo làm mẹ chứ không phải là mình tu cái gì xa xôi hết, các bác.Ngày nào mình cũng trì Chú Đại Bi cả, nhưng mà các bác có biết làm sao để mà mình trở thành Đức Quan Thế Âm bồ tát không? (Trong Chú Đại Bi) có câu như thế này: ‘ Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da, Nam mô a rị da, Bà lô kiết đế, Thước bát ra da’ có nghĩa là gì?
Nam mô có nghĩa là quy mạng. Quy mạng không phải là mình lạy Ngài, mà mình lạy để trở thành đối tượng của mình lạy.
Cho nên ‘Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da’ là mình quy mạng tam bảo và do đó, mình trở thành tam bảo.
‘Nam mô a rị da’ tức là mình quy mạng với bậc thánh. Chữ thánh này có nghĩa là ra khỏi Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng rồi trở thành Thập Địa Bồ Tát, là bậc thánh. Những vị không còn trong sinh tử luân hồi nữa. Những vị đã chứng từ vô ngã đến bất nhị mà thôi. Những vị tâm lượng rất rộng rãi và thần thông vô cùng quảng đại. Bậc thánh, tam hiền thập thánh, thập thánh là những vị bồ tát thập địa.
Các bác thấy, ý tưởng rất là quan trọng. Mình trở thành những bậc thánh đó.
‘Bà lô kiết đế, Thước bát ra da’ có nghĩa là mình trở thành Đức Quan Thế Âm bồ tát, mình trở thành một cái gì đó. Cho nên hàng ngày, khi mình tụng, mình nói những câu chú Đại Bi, là mình càng ngày càng trở thành Đức Quan Thế Âm bồ tát đó các bác.
Các bác hỏi ‘Thưa Thầy, con đã tụng cả trăm ngàn biến rồi mà sao con không thấy trở thành Đức bồ tát?’.
– Tâm thức ở phía dưới của mình, tâm thức A-Lại-Gia của mình có thể là chủng tử của Đức Quan Thế Âm bồ tát đã thành hình rồi, nhưng mà nghiệp chướng trên này. Cành cây trên này vẫn là cái cành của nghiệp chướng, nhưng mà cái rễ dưới kia bắt đầu tạo thành cái rễ bậc thánh rồi đấy. Cái thân và cái cây nó vẫn là phàm phu, và như vậy, cho nên mình phải làm sao mà tu cái hành động, hành vi, suy nghĩ, tập quán, thói quen phải giống giống hạt giống thánh mà mình đã trồng phía dưới, thưa các bác.
Do đó, hàng ngày mình tụng: ‘Thước bát ra da, Bồ đề tát đỏa bà da,v.v…’ mình tụng đi, nhưng mà mình phải làm sao cho tâm thức của mình càng ngày càng như người mẹ. Có nghĩa là
sao? – là mình sẵn sàng hy sinh, làm cảm động con cái của mình, mình sẵn sàng rộng rãi vô
cùng, lúc nào cũng là người cho ra cả. Đừng bao giờ mình cho để mà nghĩ rằng trong tương lai con cái nó cho lại. Nếu con cái cho thì mình cũng rất mừng và nhận. Nhưng lúc nào mình cũng sống với tư tưởng và tâm thức ‘mình là mẹ, là cho ra, có khả năng không ngừng cho ra’.
Cho nên, thưa các bác, đó là điều nhiệm màu, vĩ đại nhất của Phật giáo. Không phải là mình tu cái gì cao xa đâu, mình tu đức tính của người bạn, mình tu đức tính của người mẹ. Cả hai đức tánh của người bạn và người mẹ cộng lại thì mình sẽ bắt đầu có đức tính của một vị bồ tát, tức là một người lúc nào cũng đi phục vụ, lúc nào cũng đi cảm động kẻ khác cả.
Hôm nay, Dharma Espresso như vậy là cũng khá đủ. Thầy chúc các bác thưởng thức một ngày vui và tỉnh.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.