Good morning các Bác, đây là 5 phút Dharma Expresso. Các Bác tối qua chắc là ngủ ngon, vì ngày hôm nay là ngày thứ sáu, thì ngày mai chắc là còn ngủ ngon hơn.
Thưa các Bác, hôm nay Thầy muốn nói tiếp chút xíu về đề tài ngày hôm qua, vì hôm qua không muốn nói dài quá.
Ngày hôm qua, Thầy nói tới khi mình sống với nhau thì mình sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, đó là tình trạng của vợ chồng với nhau. Sau 25 năm thì người vợ và người chồng sẽ nhiều khi mang những nếp nhăn giống nhau, có những khuôn mặt tương tợ như nhau, và nhiều khi có những tính tình cũng tương tợ như nhau. Chuyện đó Social Psychocologists, tức là những nhà tâm lý học gia chuyên về xã hội, đã tìm được, định lượng được. Không những là họ đã biết chắc chắn rồi, mà họ còn thấy rõ ràng qua những nghiên cứu có rất nhiều người tham dự. Nhiều khi không phải chỉ có hai vợ chồng mà cả một gia đình sống chung với nhau, có bà ngoại, bà nội, hoặc là con cháu mình ở chung như vậy không phải là một hai năm mà cả hai ba chục năm, thì sao? Và cuối cùng cả, nếu mà mình mở rộng ra, nếu mà mình sống với một nhóm thường tới tu chung với nhau thì như thế nào? Thì đương nhiên là ảnh hưởng của nó cũng từ từ thành hình, tức là nó làm cho thân xác của mình, khuôn mặt của mình, và những cái nếp nhăn cho tới cách đi, đứng, nằm, ngồi, hay là cách nói năng của mình cũng giống với cái tập thể đó.
Bác nghĩ tới các con nhỏ của Bác, tại sao Bác gửi chúng nó đi tới Boy Scout hay Girl Scout? Tại vì Bác muốn nó tập những cái đặc tánh Scout đó, và nó mặc cái đồng phục đó. Tại sao các tổ chức đó thường hay có đồng phục, là bởi vì họ muốn cho những người trong hội, trong nhóm, trong đoàn thể của họ có một cái giá trị quan giống nhau. Và đó là lý do mà tại sao thường thường một cái nhóm người, hay là ngay như một cái tôn giáo, thường thường các Bác thấy những khuôn mặt của họ, hành vi của họ, cho tới cuộc sống của họ, thường là giống giống nhau cả. Rất bình thường, làm nhiều khi mình không chú ý tới, cũng như là trong hội Từ Bi Phụng Sự của mình. Mình thường nói tới chữ cộng nghiệp, cộng nghiệp tức là những hành động mà nhiều người làm giống với nhau, thí dụ như hội Từ Bi Phụng Sự của mình, mình cùng nhau trì chú, cái đó là mình tạo ra một cái cộng nghiệp của trì chú, một cái từ trường tựa tựa như nhau. Và đó là lý do mà hồi xưa Đức Phật thường hay nói một cái tăng thân (hay một cái nhóm người tu với nhau) thường có cộng lực, có một sức mạnh rất lớn, mà mình có thể gọi là thay đổi được những cá thể nhỏ nhỏ xung quanh. Cho nên cái cộng lực đó, hay là sức mạnh của cộng nghiệp tốt đó thường là mục tiêu của một tăng thân, tăng đoàn, hay của một nhóm người thường tu chung với nhau. Và đó là một điều rất là quan trọng trong cuộc sống của ngày hôm nay. Tại vì nhiều khi mình bị ảnh hưởng bởi chồng con, bởi bà nội, ông nội, bà ngoại, ông ngoại rồi, nhưng mình còn muốn chủ động có ảnh hưởng. Cho nên mình tham gia vào một đoàn thể nào đó, tham gia hội nào đó, một tôn giáo, một nhà thờ, một chùa mình tuyển chọn, để có cùng chung cộng nghiệp với lại nhóm đó. Sự tuyển chọn chùa nào, nhà thờ nào hay hội nào đó cho biết là tâm hướng của mình như thế nào, và mình sẽ trở thành người như thế nào. Môn social psychology đặc biệt chú ý đến là làm sao mà người ta ảnh hưởng lẫn nhau. Và đó là lý do tại sao mà Đức Phật thường nhấn mạnh với các vị tăng rằng “Các con làm gì thì làm, các con phải mỗi nửa tháng là các con tụng giới với nhau”. Nhất là việc mà lúc nào tăng cũng hòa hợp với nhau, lúc nào tăng cũng sống với nhau, gần gũi với nhau, nó quan trọng là bởi vì (Ngài muốn họ dùng) tâm từ bi ảnh hưởng lẫn nhau.
Bây giờ Thầy xin nói về sức mạnh của cộng nghiệp quan trọng như thế nào.
Thường các Bác nên tu với nhau, nên có một nhóm tu hành với nhau. Mình nên tìm những người nào mà mình hợp, người nào mình thấy rõ ràng khi mình vào tu, lòng mình nhẹ, không có khó chịu. Mình không gặp để cãi lộn. Mình muốn nhìn người tu chung với lòng sung sướng, với sự cảm kích vô cùng. Mình không muốn đi vào một nhóm tu mà cảm thấy khó chịu, khó khăn. Khi mà các bác thấy khó chịu, khó khăn mà các bác không thể giải quyết được với nội tâm của mình, thì chắc là mình phải tìm một nhóm khác, một chổ khác. Nhưng điều đó sẽ đưa tới vấn đề khác là nhiều khi cái sự khó khăn không phải là do cái nhóm đó, mà vì cái nhìn của mình. Bất cứ chuyện gì mà bác bắt đầu thấy cái nhìn của mình về một cái nhóm nào đó không ổn, thì mình phải đặt vấn đề lại, tìm hiểu lại chính mình và người khác, để mình làm sao mình có thể trở thành một phần tử cống hiến sức mạnh vào trong sự xây dựng cộng nghiệp, hay là cộng lực thiện (hay) tốt. Ngày mai, thứ bảy, mình sẽ có một buổi tu tập của cộng nghiệp, cộng lực rất là quan trọng. Đó là Mạn Đà La Đại Bi Quan Âm. Các tháng trước đó, mình làm Mạn Đà La Như Ý hoặc là Mạn Đà La Vô Lượng Quang Minh. Kỳ này mình làm Mạn Đà La Đại Bi Quan Âm với subtitle (tiểu đề) là Cứu Bệnh Nan Y. Cứu Bệnh Nan Y, tức là mình cầu nguyện Cứu Bệnh Nan Y, mình muốn dùng sức mạnh của rất nhiều người tu hành, để hồi hướng cho những người nào bệnh. Cho nên chúng ta muốn mời các Bác nào biết chú Đại Bi tới Trung Tâm của hội Từ Bi Phụng Sự, ở trên đường Brookhurst: 420 South Brookhurst. 7:30 pm bắt đầu buổi lễ cho nên 7 pm Bác tới là vừa. Chúng ta sẽ cùng nhau trì chú Đại Bi và hồi hướng cho những người đang có bịnh nan y. Bệnh thường thường như bị sổ mũi, nhức đầu, hay là cảm, ( như Thầy bị cảm chút xíu) thì không cần cầu nguyện làm chi. Nhưng mà những bịnh khó khăn, nan y, thì Bác nên tới. Các bác đem bệnh nhân tới để mà mình cầu nguyện cho người đó hoặc là bác cứ tới một mình cũng được, để mình cầu nguyện cho. Xin các Bác giúp cho, trợ lực để mà đẩy cái từ trường tình thương, cái từ trường đại bi gửi tới cho tất cả mọi người. Mình cũng mời chư Phật, chư Bồ Tát xuống với mình, để lan trải năng lượng tình thương ra. Nếu trường hợp bác nói: thưa Thầy con ở xa quá, bây giờ con làm sao? thì Bác gửi cái hình của Bác và email cho Thầy cái hình của Bác, có tên của Bác và viết hai ba chữ thôi. Bác đề là con tên như thế này, con bị bệnh gì đó, xin thầy cầu nguyện. Ngày hôm nay Bác có thể gửi cái hình đó cho Thầy liền, Thầy sẽ nhờ người bỏ lên trên màn hình để cho đại chúng cầu nguyện cho Bác, nhưng mà quan trọng nhất là Bác tới, Bác tới để bác đem cái sức mạnh của Bác chia sẽ cho người khác, chứ nếu không mà cái Mạn Đà La, mình chỉ có 5 người đi, mà mình phải cầu nguyện cho 100 người thì chắc là mình sụm rồi, tại vì cái sức mạnh cầu nguyện đó không đủ, có 5 người thôi các bác. Nhưng mà nếu mà 5 người mà cái lòng thành rất là khẩn thiết thì nó cũng có thể là như ngàn người. Tuy nhiên Thầy mong rằng các Bác sát cánh với Thầy tối mai, và ngày hôm nay các Bác có thể truyền tin tức này cho những người có bệnh nan y, và mời họ tới 420 Brookhurst, để mà cùng nhau cầu nguyện với Thầy, vì một tháng mình có làm Mạn Đà La có một lần thôi.
Thôi như vậy, ngày hôm nay, mình nói khá dài rồi, không phải là 5 phút mà đến 10 phút lận các Bác, 9 phút lận. Thầy xin chào các Bác.
(Trích ra từ bài giảng Dharma Espresso ngày 25 tháng 8 năm 2017)
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.