0

Sự Cảm Thấu

Empathy (Cảm Thông)

Good morning, các anh chị.  Đây là dharma expresso.  Mại dô, mại dô.  Xin các bác tỉnh ngủ.  Các bác có ngủ ngon không?

Thưa các bác, hôm nay Thầy nói chuyện cho các bác nghe về ông Robert Zajonc. Có lẽ nhiều bác biết về ông này.  Ông này là một nhà social psychologist, tức là một nhà tâm lý học về xã hội, rất là giỏi.  Ông sinh vào thời đại đệ nhị thế chiến. Ông là người Ba Lan, đẻ ra ở Lodz.  Nhưng năm ông 16 tuổi,  gia đình của ông chạy trốn qua bên Warsovi, mình gọi là Warsaw, là thủ đô của nước Ba Lan.  Lúc đó Đức quốc xã thả bom khắp mọi nơi, phá tan nát hết thành phố đó. Ngôi nhà của ông bị phá tan nát và cha mẹ của ông cũng chết, đó là điều rất đáng buồn.  Ông (lúc đó là chú bé 16 tuổi) cũng bị nằm trong nhà thương đến sáu tháng. Khi ông lành bịnh thì ông đào thoát ra khỏi, nhưng không ngờ bọn Đức Quốc Xã bắt lại và gởi đi trại tập trung để chuẩn bị giết chết.  Ông lại trốn ra. Và khi trốn ra ngoài cùng với vài ba tù nhân khác thì ông đi bộ được 200 miles, đi về hướng của nước Tây [nước Pháp].  Đi 200 miles thôi, chưa tới đâu cả thì bị bắt lại, và bị nhốt tù lại.  Cuối cùng ông cũng tìm cách phá ngục trốn ra, và qua được bên Anh. Sau đó rồi, thế chiến thứ nhì chấm dứt thì ông Zajonc di dân qua Mỹ ở, học hành lại và trở thành nên một nhà tâm lý học xuất sắc, rất nổi tiếng. Ông dạy ở đại học Michigan, và sau này cũng trở thành một người rất nổi tiếng vì ông cũng dạy ở trường đại học Stanford nữa.  Đến năm 1994, ông về hưu và ông chết già rất là đẹp.  Mặc dù ông bị bịnh cancer nhưng ông chết già năm 85 tuổi.  Cuộc đời của ông nói ra như vậy vì có một chuyện Thầy muốn kể cho các bác nghe.  Chuyện này các bác có lẽ nhiều người cũng biết rồi. Việt Nam mình có câu, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhưng mình không biết nếu hai vợ chồng ở với nhau thì người nào là mực mà người nào là đèn.  Mình không biết.  Ông Robert Zajo là social psychologist, ông nói về ảnh hưởng xã hội mà gần nhất là hai người vợ chồng với nhau.  Ông  có làm một thí nghiệm và làm một nghiên cứu rằng khi hai người ở chung với nhau thì ảnh hưởng của nhau rất lớn.  Ảnh hưởng đó sẽ làm khuôn mặt của mình từ từ giống nhau lắm. Người ta không tin vào triết lý này.  Khi hai vợ chồng lấy nhau, ông cho chụp hình liền.  Sau đó, 25 năm sau thì ông lại chụp hình lại và đem so sánh. Ông làm thí nghiệm đó cho hàng ngàn người ở bên Âu Châu. Học trò của ông cũng tiếp tục làm hàng ngàn người như vậy thì sau 25 năm, bây giờ họ mới thấy rằng là hai vợ chồng từ từ có những đường nét giống nhau, thí dụ như lông mày từ từ biến lại giống nhau. Hay là những vết nhăn giống y hệt như nhau luôn. Đến cái miệng, con mắt từ từ có những nét giống nhau mà hồi xưa không có.  Lạ như vậy.  Ông nói rằng, trừ những chuyện mình giải thích mông lung huyền bí, ông nói cái đó không có.  Ông nói những đặc tính quan trọng nhất chính là empathy.  Empathy chính là cảm thông, chính là sự chia xẻ tình cảm. Khi một người đau khổ,  mình có thể cảm nhận tình cảm đó. Và mình có thể đau khổ với người ta và do đó mình khóc được với người ta, mình nói được những lời làm người ta dịu đi đau khổ.  Đó là một cái rất là hay.  Và ông thấy rằng con người của mình khi mình communicate / quan hệ với nhau thì mình liên hệ với nhau bằng cảm xúc và cảm xúc đó biểu hiện trên khuôn mặt, và khi mình ở với nhau lâu ngày thì vô hình trung mình bắt chước những cách biểu hiện cảm xúc của nhau. Và mình chia xẻ những cảm xúc của nhau và mình thông cảm những nổi lòng của nhau.  Thường thường vợ chồng với nhau sau một hồi từ từ họ đi tới chỗ gần gần giống nhau.  Người vợ hồi xưa nhiều khi trẻ đẹp nhưng nếu người chồng không đẹp thì từ từ tới một độ nào đó có những nét gì đó mà mình không còn gọi là đẹp hay xấu nữa. Mình gọi rằng đó là những nét mà nó là do quá trình 25 năm sống chung với nhau tạo ra. Cho nên ông tạo ra một ngành mới gọi là social psychology để mà nghiên cứu xem thử cách mình bày tỏ nỗi niềm và do đó ông tìm cách lèo lái người ta vào một sự suy nghĩ mới, nói rằng cảm xúc của mình rất là quan trọng. Nếu mình không hiểu cảm xúc của mình thì nhiều khi mình rất dễ đi vào con đường kỳ thị chủng tộc, mình đi giết người, mình đi làm terrorist, mình đi khủng bố, làm những thứ khác, vì mình không hiểu được tâm lý của mình, không hiểu được cách chia xẻ nỗi niềm của mình với những người xung quanh. Vì mình có thể ảnh hưởng được những người xung quanh.  Cho nên, nếu bác dùng lòng từ bi, biểu hiện lòng từ bi với những người gần gũi nhất của mình, thì những người gần gũi của mình sẽ học được lòng từ bi đó và họ sẽ thay đổi từ từ và đó mình gọi là social psychology, ảnh hưởng của mình rất lớn với những người ngay cạnh mình. Muốn thay đổi thế giới thì mình nên thay đổi những người bên cạnh mình liền lập tức.  Bằng cách như thế nào? bằng cách tập biểu hiện những nét đẹp của lòng tử bi hỷ xả, của niềm vui, của sự quan hoài, của sự bao dung, của sự thông cảm.  Đó là dharma expresso ngày hôm nay. Chúc các bác một ngày êm đẹp.

 

Leave a Reply