Các bác các anh chị thương mến,
Tất cả mọi người tới tham dự đại hội, chắc chắn ai ai cũng muốn được quan hoài, chú ý, hỏi han, săn sóc.
Nếu chúng ta, những thành viên phục vụ cho đại hội (bao gồm tất cả các ban, các nhóm) có thể làm cho người tới tham dự cảm nhận được lòng quan hoài, chú ý, săn sóc thì chúng ta mới thật sự thành công đó. Cũng chính là tinh thần chủ đạo của bồ tát hạnh vậy.
Làm sao chúng ta chuẩn bị ngay bây giờ để tới ngày đại hội, mình có thể phục vụ một cách tận tình như ý trên? Nên tạo một thói quen biểu hiện sự quan hoài thường xuyên với những bạn đồng đạo, với gia đình mình. Thói quen này có hai chữ để hình dung: responsive và pro-active. Bây giờ trong phạm vi lá thơ này, chúng ta hãy nhìn về chữ responsive trước đã:
- Responsive nghĩa là ứng biến tức khắc để đáp ứng những nhu cầu mà đối phương cần. Thí dụ như:
- Mình được ai email tới hỏi thì lập tức trả lời ngay. Nhất là những email do anh em làm việc trong đại hội. Không nên để những email mà ta đã nhận quá 3 ngày mà không trả lời. Khi nhận được tin tức gì truyền tới thì mình truyền đi ngay. (Đôi khi mình đọc xong email, nhưng lười trả lời làm sao đó, hoặc mình nghĩ, ‘thôi kệ, có anh chị khác lo rồi, hơi đâu mà trả lời’, hoặc ‘chuyện đâu có dính tới mình đâu, có Thầy lo rồi’, hoặc ‘mình nói cũng không ai nghe, nói làm chi cho mệt’. Trong trường hợp này thì mình cần tới chữ pro-active để giải quyết thái độ tiêu cực đó.)
- Khi thấy chuyện gì nơi iTC cần tới người volunteer để làm gì, thì mình hãy xung phong ngay, đừng chần chờ. Nhất là khi khả năng mình có thể làm tốt chuyện đó. Nhiều anh chị mỗi khi thấy phòng tập iTC dơ dáy là tự động lấy chổi quét, hoặc lấy khăn lau ngay.
- Khi thấy bạn hỏi chuyện gì thì hãy tìm cách trả lời ngay, làm sao cho họ có đáp án thì mới thôi. Không nên pass on cho người khác, hoặc nói vòng vòng.
- Sau khi đã có responsive rồi, thì mới nghĩ tới chuyện caring, tức là thái độ quan hoài khi mình respond. Responsive tức là đúng lúc đúng thời, còn caring là chất lượng (quality), là thái độ (attitude) của việc mình respond:
- Tập lắng nghe cõi lòng, đừng để tánh háo thắng, tánh thích cho mình là đúng, tánh độc đoán khiến mình không nghe được lời lẽ người khác nói. Khi người nói, thì mình lắng nghe. Nhiều khi mình im lặng, nhưng đâu có lắng nghe, mà té ra mình chờ họ nói xong để mình nói lý của mình. Do đó lắng nghe, im lặng ý kiến của tự ngã là khởi đầu của quan hoài.
- Mỗi khi trả lời, nên niềm nỡ. Mỗi khi kết thúc email, nên nhã nhặn. Mỗi khi nhận làm xong việc gì nên bày tỏ cảm kích. Khi cám ơn, nên nhìn vào mắt đối phương, make sure trong lòng mình có sự cảm kích, chớ không phải chỉ nói cho qua loa.
- Sau khi làm xong việc, nên email hoặc đối diện hỏi feedback, vì nhiều khi trong lòng người làm việc với mình có nhiều suy tư mà không được (hoặc chưa được) mình lắng nghe. Nhất là feedback cho Thầy và PAEI là quan trọng lắm.
- Cách mình feedback cũng cần ở trong phạm vị chữ responsive and caring, để người được mình feedback dễ dàng chấp nhận ý kiến của mình mà không kháng cự hoặc khó chịu.
- Với những ai làm việc chung với mình, nên nhận diện ra những điểm tốt, những tánh tình tốt, những thói quen tốt của họ và hết lòng bắt chước, đồng thời khen ngợi. Nên email bày tỏ sự ngưỡng mộ hoặc lời khen. Đây là một văn hóa rất quan trọng mà chúng ta cần kiến lập trong hội Từ Bi Phụng Sự, bởi vì trong Hội chúng ta có rất nhiều gương tốt, gương đẹp, mà mình ai cũng biết. Đức Khổng Tử dạy rằng mình nên khen ngợi cái đức thì ai ai cũng sẽ cãi thiện theo là ý này.
Sơ sơ như vậy để các anh chị các bác có thể hướng tâm vào đại hội Tình Thương một cách thiết thực.
Thương mến,
Thầy