16. Ánh mắt hiền từ

Good morning các Bác, anh chị. Các Bác, anh chị có ngủ được không? Đây là Dharma Espresso hay gọi là cà phê Pháp cho sáng nay. Thưa các Bác, ngày hôm qua, mình nói làm sao tu lời nói và tu cái lưỡi. Cái lưỡi nó gắn liền với con tim của mình, vì vậy mình nên cẩn thận khi mình nói, để nói cho đúng lúc, đúng thời, đúng chuyện, nhiều khi phải đúng cái tư thế của câu chuyện. Và mình phải nói làm sao cho nhẹ nhàng để người ta có thể chấp nhận được. Hôm nay, mình nói làm sao mà tu con mắt. Con mắt gắn liền với cái gan. Các Bác có biết rằng, thường thường mình hay nói, mình muốn thay đổi đời của mình, mình phải thay đổi cái nhìn như thế nào đó, mình sống như thế đó. Nhưng mà cái nhìn của mình đó, các Bác có biết rằng đó là thay đổi cái vũ trụ quan. Vũ trụ quan là tầm nhìn, tầng nhìn trong người của mình. Khi mình thay đổi cái vũ trụ quan là mình thay đổi tầm nhìn, mở rộng tầm nhìn ra. Nhiều khi mình chỉ nhìn một vài người trong một vài phạm vi nhỏ như cái nhà. Mình không biết mở rộng tầm nhìn ra cho tới vũ trụ, xã hội bên ngoài, và những chuyện xa xôi hơn nữa. Và cái tầng nhìn nhiều khi mình phải thay đổi, nếu mình nhìn chuyện gì cũng qua cái con mắt là phải sinh tồn, phải có lợi cho mình. Thì bây giờ mình phải nghĩ là mình thay đổi cái nhìn vị ngã ra cái nhìn vị tha. Tức là mình nhìn mà có lợi cho người khác hơn, chứ không phải lúc nào cũng có lợi cho mình cả. Nói như thế có nghĩa là sự thay đổi của cái tầm nhìn mở rộng ra, và tầng nhìn nâng cao lên thì thuộc về vũ trụ quan. Tuy nói là cái nhìn, nhưng mà thực sự đó là cái guidance principles ở trong óc của mình. Bây giờ nếu mà nói mình tu con mắt, thì có lẽ mình phải nói là tu cách nhìn của mình như thế nào, cái physical con mắt này, phải thay đổi cái đối tượng như thế nào để đối tượng của con mắt này chứ không phải đối tượng của vũ trụ quan. Con mắt này nhiều khi mình sống mình chỉ nhìn vào những vật chất này nọ mà không nhìn vào những gì trừu tượng cả thì không được. Cho nên cái đối tượng mình gọi là trừu tượng đó, thí dụ như mình nhìn sách, nhìn vở, nhìn cái chữ, cái nghĩa, nguyên lý trong sách vở, thì nó khác với ngày nào mình cũng nhìn cái chuyện mà chỉ có giá trị vật chất mà thôi; thí dụ như ăn uống, này nọ vân vân. Cho nên cái đối tượng nhìn quan trọng lắm, nếu mà các Bác nghĩ rằng mình nhìn toàn những chuyện ác, xấu, thì tâm mình sẽ như thế nào? Mình cũng bị cái ác xấu nó ảnh hưởng. Vì cái đối tượng nhìn quan trọng lắm. Các Bác tưởng tượng, một người lúc nào cũng coi phim xi nê, lúc nào cũng bạo động cả, và một người lúc nào cũng coi phim hài hòa cả, phim tình cảm thì đương nhiên là 2 người sẽ có cái nhìn vũ trụ quan khác nhau chứ. Như vậy các Bác thấy đối tượng nhìn quan trọng lắm. Cho nên đó là một trong những cái mình nên suy nghĩ hằng ngày mình nhìn cái gì. Trong đạo Khổng, cái gì mà không phải là lễ (Lễ tức là quy luật, quy tắt) thì mình không nhìn, tức là mình không có engage vào trong chuyện đó. Bây giờ trong thế kỷ 21 này, mình nhìn những thứ đối tượng, nhiều khi nhân tạo quá. Máy móc, nhà cửa, vân vân. Nhiều khi mình nên có sự cân bằng, mình nên tìm cách ra nhìn trời. Nhiều khi các Bác nằm trên cỏ, nhìn lên bầu trời thử coi, hoặc là Bác nhìn cây, nhìn cối đi, nhìn cái chỗ gì rộng rãi ra. Hoặc là nhiều khi mình nhìn những người thân thương để mình tạo ra một cái tình thương, nhìn đề mình đón nhận tình thương từ cha mẹ, anh em, bà con cô bác, vợ chồng vân vân. Nhiều khi mình không thực nhìn, chỉ nhìn bề ngoài thôi. Mình không nhìn sâu vào trong tâm người ta. Cho nên cái nhìn rất quan trọng. Thầy nói lung tung như vậy rồi, thì câu hỏi đặt ra là: “Chư Phật, Bồ Tát có cách gì để dạy mình tu cái nhìn, tu con mắt không?” Đức Quan Âm Bồ Tát nói nếu mình muốn tu con mắt, thì tu làm sao để có cặp mắt hiền từ mà nhìn chúng sinh: “Từ nhãn thị chúng sinh”. Tu làm sao mà cặp mắt được hiền từ thì chỉ có cách là khi nhìn đối tượng xung quanh, mình tìm cho ra được cái Chân, Thiện, Mỹ. Lúc nào mình cũng nhìn được cái Chân, Thiện, Mỹ, cái điều tốt, điều thật, điều đẹp thì tự nhiên con mắt của mình sẽ hiền từ ra. Con mắt của mình cũng lạ lắm. Có những con mắt rất là dữ dằn, mình nhìn vô sợ lắm. Có những con mắt, mình thấy không có ánh sáng gì trong đó cả, tối tăm vô cùng. Có những con mắt mình cảm thấy rõ ràng là họ đầy những sự bao dung. Cho nên, mình coi thử con mắt của mình nên tu như thế nào. “Từ nhãn thị chúng sinh” là kim chỉ nam của mình; mình tu làm sao mà có con mắt hiền từ. Tu con mắt hiền từ như vậy thì làm sao? Thì sẽ làm cho chúng sinh quy tụ, trở lại với mình, vì lúc nào chúng sinh cũng tìm vào chỗ nương tựa, chỗ tin cậy nhìn vào. Thường thường người ta nhìn con mắt của mình hơn là khuôn mặt của mình; người ta có thể tin tưởng được, có thể tin cậy được và người ta có muốn trở về lại với mình hay không? Nếu con mắt dữ dằn quá, thì người ta không muốn chơi với mình đâu. Nếu con mắt sáng quá, thì người ta chỉ muốn nói chuyện triết lý này nọ thôi. Nhưng mà khi con mắt đủ sự hiền từ, người ta biết rằng họ có thể chơi gần gũi với mình và mình không trừng phạt họ. Con mắt với lông mày thường thường đi với nhau, nó trở thành cái cách mà người ta cảm thấy được là linh hồn trong kia như thế nào. Cho nên người ta hay nói: “Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn”. Cái gan mình còn gọi là “Seed of the Soul”. Cái gan là cái chỗ để mà cái hồn, cái tinh thần tụ hội. Tinh thần là cái gì? Tinh thần là cái xu hướng mà lúc nào cũng hướng về cái Chân, Thiện, Mỹ cả. Cho nên cái gan mà lúc nào cũng hướng Chân, Thiện, Mỹ thì con mắt mình lúc nào cũng tìm Chân, Thiện, Mỹ mà nhìn. Nhìn bất cứ chuyện gì, bất kỳ cái gì mình cũng thấy Chân, Thiện, Mỹ. Tóm lại, tại sao là mình phải nhìn cái thiên nhiên, vì thiên nhỉên lúc nào cũng đẹp cả. Tại sao mình nhìn? Để mình cảm nhận được cái tình thương của cha mẹ, anh em, những người thân thuộc của mình vì cái tình thương đó là cái thiện nhất. Tại sao con mắt mình không nên coi những phim chuyện xấu xa, mình chỉ nên nhìn chuyện đẹp của người ta thôi, mình không nên lúc nào cũng soi mói cuộc đời của người ta, lúc nào mình cũng tìm cái xấu của người ta cả. Nhiều khi những cái đó rất là quan trọng trong cuộc sống của mình. Con mắt của mình từ đó sẽ trở nên hài hòa và nó trở nên hiền lành để mà tất cả mọi người trở lại với mình. Ngày mai mình sẽ nói làm sao nhìn cái thành kiến của mình, các Bác nhé. Cám ơn các Bác đã lắng nghe bài ngày hôm nay nói về tu làm sao cho con mắt hiền lành.

Cám ơn các bác đã lắng nghe.

Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.