Thưa các bác, Tay Cho Ra có nghĩa là mình cho những thứ mình có, như là vật chất. Cho vật chất nhiều khi cũng rất là khó khăn rồi, nhưng cho những thứ trừu tượng lại càng khó hơn nữa. Chẳng hạn như cho tình thương, một lời khen ngợi, một cảm xúc rất là tích cực, cho một lời nói có thể cảm động người khác, cho một nụ cười, một ánh mắt làm cho người ta thay đổi cuộc đời v.v… Có một cái cho rất đặc biệt, trong văn hóa của chúng ta không biết có nói tới không, nhưng văn hóa của Tây phương, nhất là văn hóa của người Mỹ, thì họ nói là cho cơ hội thứ hai (second chance).
Hai vợ chồng này có một đứa con trai duy nhất gởi lên đại học. Lúc sống với cha mẹ, em rất dễ thương, ngoan ngoãn vô cùng. Khi lên đại học thì mỗi năm về thăm một lần vào mùa hè. Có một hôm, người cha đi thăm ông chú cũng gần trường đại học đó, cho nên hai người ghé qua trường thăm đứa con và tin tưởng rằng đó là một đứa con rất dễ thương và hiếu học. Khi tới nơi gõ cửa thì không thấy đứa con trong phòng, những người bạn xung quanh nói rằng nó đang ở trong club và bây giờ tụi nó đang họp với nhau. Người cha rất là ngạc nhiên, cho nên đi qua bên club để tìm, thì mới thấy con mình đang cùng với những người bạn uống rượu bia, hết chai này qua chai khác, chơi giỡn, nhảy nhót v.v… Té ra party như vậy xảy ra thường xuyên vô cùng. Người cha rất ngạc nhiên vì thấy đây là một chuyện không thể tưởng tượng được, xưa nay con mình đâu phải như vậy đâu. Không ngờ nó phát triển tánh xấu này hồi nào mà mình không biết. Người cha rất buồn lòng cùng người chú bỏ đi về nhà của người chú trong tức giận và buồn phiền. Lúc đó, đứa con cũng về theo mà nguời cha và chú không ngờ nó say mà về theo được.
Người cha điện thoại cho người mẹ và khóc trên phone. Ông nói rằng: “Không ngờ đứa con của mình hư như vậy…”
Người mẹ mới nói với ông: “Anh hãy cho nó một cơ hội thứ hai đi. Hãy nói chuyện với nó, hãy giúp cho nó hiểu, vì mình chưa biết tại sao mà nó trở nên như thế”.
Ông cha mới quát lên: “Làm sao mà cho nó second chance được?”
Khi đứa con nghe lén và biết được người mẹ muốn cho nó second chance, nó khóc và ôm cha nó và nói: “Please, hãy cho con một cơ hội thứ hai, để con sửa đổi vì con biết lỗi rồi”.
Câu chuyện rất là hay và là một chuyện thật, làm cho Thầy suy nghĩ vô cùng. Nhiều khi lỗi lầm của một người mình có thể cho họ một cơ hội mới để họ thay đổi. Và nhiều khi dù có cơ hội, họ chưa chắc thay đổi được vì sức mạnh của thói quen/thói xấu đó vẫn tiếp tục ảnh hưởng, dù cho mình có second chance mình vẫn làm lỗi như thuờng. Và câu chuyện vẫn tiếp tục với em đó. Em đã có được cơ hội thứ hai và đã ngừng tật xấu một thời gian rồi nhưng không ngờ lại bị bạn bè thúc đẩy, rồi đi lại đường cũ, cứ nghĩ rằng cha mẹ không biết.
Thưa các bác, người Mỹ có văn hóa cho một cơ hội thứ hai. Thầy không biết Việt Nam mình văn hoá đó có mạnh hay không? Nhưng đó là một điều rất độc đáo, vì mình muốn sửa đổi. Đức Khổng Tử có nói một câu rất hay: “Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên”, có lỗi lầm mà sửa được, đó là một điều lành và tốt nhất rồi không thể nào tốt bằng được. Như các bác thấy, bác ngồi suy nghĩ văn hóa lúc nào cũng đúng cả, văn hóa Phục tùng. Và văn hoá ok cứ làm, làm hết mình đi rồi sẽ có một second chance nếu mình làm sai. Văn hóa Khai mở nó nhẹ nhàng hơn; nó làm cho mình cảm thấy là mình còn có hy vọng vào tương lai hơn. Đó là cái điều làm cho mình nên suy nghĩ khi bác có con cái, sống với nhau.
Nhưng còn một câu rất quan trọng câu chuyện mà Thầy vừa nói xong. Câu chuyện đó chưa hết vì nguời con dù được second chance vẫn tiếp tục làm trật. Cuối cùng từ chỗ uống rượu, nó đi vào trong con đuờng nghiện ngập ma tuý. Không ngờ em này về lại với cha mẹ và đã khai như vậy. Cha mẹ em rất ngạc nhiên vì em đã lớn và thành tài rồi, sao vẫn còn đi vào trong con đường nghiện ngập được; đó là một điều không thể tưởng tượng được. Chính người mẹ đã nói ra câu này: “Mẹ sẽ không bao giờ bỏ con đâu (I will not give up on you)”. Một câu nói rất độc đáo. Chuyện này là một chuyện thật đã xảy ra tại California này, và người kể lại câu chuyện này là người con mà bây giờ đã trở thành chủ nhân của một công ty rất là thành công. Em nói rằng vì câu nói của mẹ em: “Give him another chance” và “Don’t give up on him”, mà em đã trở nên thành công vô cùng. “Don’t give up on me”, có nghĩa là “Đừng bỏ tôi”. Tuy con người mình làm bậy và làm lỗi, nhưng nếu những người mình sống chung không bao giờ bỏ mình, tin tưởng vào mình như người mẹ lúc nào cũng tin tưởng con sẽ thành công, tin tưởng vào khả năng của người con, nguời mẹ hiểu nguời con hơn bất kỳ người nào. Cho nên, sự vĩ đại của người mẹ là hiểu được tiềm năng của nguời con, người mẹ không give up, không bao giờ bỏ con cả.
Thưa các bác, đây là câu chuyện thuộc văn hóa khai mở, văn hoá của tình thuơng và nhiều khi chúng ta tu tập Tay Cho Ra: “Mình phải cho người khác cơ hội thứ hai”, hoặc câu mình sẽ “Không bỏ cuộc với bất kỳ người nào”. Mặc dù có nhiều người sẽ làm hại mình, sẽ nói xấu mình, sẽ làm tổn thương đến mình, sẽ có nhiều người làm cho mình đau khổ vô cùng nhưng mình luôn nhớ tới họ là những vị Bồ tát trong tương lai, họ sẽ thành Phật trong tương lai, và mình đừng bỏ cuộc với những người đó. Mình đừng coi họ là kẻ thù của mình, mình đừng nghĩ rằng họ là những kẻ xấu, đừng nghĩ rằng những kẻ đó làm hại mình. Nếu họ lại đau khổ, lại có những lỗi lầm thì mình càng không nên bỏ cuộc. Hãy có tư tưởng là họ sẽ trở thành tốt hơn. Mình từ từ mình sẽ thấy rằng càng tu tập Tay Cho Ra thì tâm hồn mình càng ngày càng mở rộng ra và sâu đậm hơn.
Cám ơn các bác đã lắng nghe về Tay Cho Ra hôm nay, hy vọng các bác có một ngày vui vẻ và tỉnh.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sựt hực hiện – 12/19/17