Chúng ta sẽ tiếp tục nói về năm loại cảm giác thường bị mà những người tu Bồ tát đạo hay gặp phải. Nhưng mà cũng không phải chỉ có người tu Bồ tát đạo thôi, mà người thường ai cũng gặp cả, chỉ có khác là thái độ của mình khi mình gặp những chuyện này thì mình nên làm như thế nào.
Thứ nhất là bị thiệt thòi, vì âm thổtrong người mình quá mạnh. Thứ nhì là bị ghen, bịđố kỵlà vì âm kim trong người mình quá mạnh. Hôm qua mình nói tới bị hiểu lầm, là vì âm thủy trong người mình quá mạnh. Hôm nay mình sẽ nói tới bị thị phi, cái này do âm hỏa của mình rất là mạnh.
Hỏa là gì? Hỏa là lửa, là đặc tính mà mình không thể nào kiểm soát được. Ngũ hành gồm có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; Vậy hỏa này nằm ởđâu? Hỏa nằm ở trong tim của mình. Con tim của mình bên ngoài thì nối liền với cái lưỡi, bên trong thì nó nối liền với ruột non của mình. Thưa Bác, khi mà mình có âm hỏa quá mạnh thì chuyện gì sẽ xảy ra? Thì cái lưỡi mình nó sẽ không thể kiểm soát được.
Thưa các Bác, con tim là nơi chứa đựng tình thương, tình thương đó lúc nào cũng đưa tới chuyện cảm thông, tha thứ, v.v… nên phải có tình thương mới được. Khi có tình thương, con tim lúc nào cũng nghĩ tới người khác (bởi vì thương thì không thể nào mình tự thương mình được), lúc nào cũng vị tha. Cho nên tâm thức vị tha được đánh dấu bởi tình thương, tâm thức vị tha không đánh dấu bởi hành động mình làm cho người khác. Tâm thức vị tha bắt đầu bằng tình thương, sự lan tỏa của sựấm áp, của sự quan hoài tới người khác, và do quan hoài, ấm áp tới người khác nên mình mới làm cái gì cho người ta, cho nên tâm thức vịtha là của con tim.
Nhiệm vụ của con tim là chuyên chở máu tới tất cả các cơ phận trong người của mình, lấy chất độc trong những tế bào ra để thận bài tiết đi, lấy những chất thán khí ra, chuyển đến phổi để vất đi. Lòng vị tha giống nhưđức Bồ tát ở Thất Địa, còn gọi là Viễn Hành Địa. Bồ tát chèo con thuyền chở những người từ bờ bên này qua tới bờ giải thoát bên kia, và khi gặp những vị Bồ tát, những vị Phật bên bờ giải thoát, thì chở các vịđó qua trở lại bên này đểđộ chúng sinh. Ngài đi qua đi về không ngừng nghỉ cũng như con tim của mình, bơm máu ra và bơm máu vô, tuần hoàn như vậy không ngừng nghỉ. Cái đó gọi là tình thương, là sự quan hoài, vì người khác mà mình chuyên chở, vì người khác mà mình lúc nào cũng hy sinh được cả.
Tình thương cũng giống như hỏa, không thể nào định vịđược. Tình thương tới một cách bất ngờ và lan tỏa khắp mọi nơi, hễ nó lan tỏa đến đúng người, thì người này sẽ bị chuyển hóa và chuyển tình thương tới người khác. Khi âm hỏa mạnh quá tức là hỏa trong tim mạnh quá, thì tình thương này lệch lạc đi, hoặc là thiếu tình thương. Khi dương hỏa quá vượng, tức là mình quá nhiều tình thương. Các Bác để số zero ở giữa, nếu dương hỏa thì nó cộng thêm 10, 15, 20, nếu âm hỏa thì nó trừ 10, 15, 20, tức là càng lúc càng âm.
Khi mình thiếu tình thương, thì mình sẽđòi hỏi tình thương, thành ra những lời mình nói ra là những lời muốn chiêu cảm tình thương tới mình. Tình thương đến với mình đầu tiên là qua sự chú ý, nên khi mình nói những lời đầy tình thương, nghĩa là người ta được chú ý, nhưng khi mình bị âm hỏa là mình cần được người ta chú ý tới mình. Cho nên khi mình có âm hỏa nhiều thì mình nói những chuyện gì thì người ta mới chú ý? Những chuyện mình nói ra thường không có triết lý, và chiêu cảm những người thiếu tình thương. Khi âm hỏa của mình càng mạnh, mình bắt đầu hội tụ những người thiếu tình thương và thường nói về chuyện của thiếu tình thương.
Nhưng những chuyện thiếu tình thương thường nằm ởdưới dạng thị phi. Nghĩa là mình sẽnói chuyện về một người nào khác, chẳng hạn nhưngười này không tốt, chê người kia thếnày thế nọ. Vì sao vậy? Vì mình muốn tình thương đến với mình, cho nên mình phải nói chuyện người khác. Khi mình nói vềngười khác, đáng lẽ mình sẽđược tình thương, nhưng những người nghe mình, họ cũng như mình, cá mè một lức, họ cũng thiếu tình thương. Đáng lẽ họ cho mình tình thương, nhưng họ lại biểu hiện sựđồng cảm với mình, mà đồng cảm tứclà cũng thiếu tình thương như nhau.
Thầy nhớ có một người kể chuyện về vợ anh, Thầy mới nói với anh ta, “Đây chẳng qua là anh thiếu tình thương thôi”. Chuyện anh kể là bà xả của anh cứđi nhà thờ hoài, nói chuyện này chuyện nọ, cứ khó chịu hoài, đủ thứ và làm cho anh khó chịu. Thầy không hiểu sao anh cứ nói xấu bà xả hoài? Té ra là anh thiếu sự chú ý của người vợ, anh thiếu tình thương của người vợ, nên anh nói xấu. Nhưng những than phiền đó trở thành thị phi, những người nghe họ hùa với anh và bảo anh ly dịđi, vợ anh xấu thế này, xấu thế kia… họ không biết khuyên gì hơn vì họ cũng thiếu tình thương, thiếu sự chú ý. Đó gọi là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
Những người nói chuyện thiếu tình thương thật sự ra là nói thị phi, cho nên họ dữ lắm các Bác ơi, họ phê bình người này, họ phê bình người kia, họ thấy chuyện đau khổ của người ta, họ thấy chuyện xấu của người ta, họ thấy chuyện thầm kín của người ta, họ thích nói. Sở dĩnhư vậy phần lớn là vì một động cơ rất lớn, họ không thể nào lan tỏa cái tình thương của họđược. Vì những người làm xấu, làm bậy, làm chuyện sai lầm, v.v… những người đó chính là những người cần tình thương nhất. Nhưng mà mình lại không thể cho tình thương tới họđược vì mình cũng thiếu tình thương quá. Cho nên những chuyện ở dạng thị phi là chuyện của dạng thiếu tình thương.
Bây giờ làm sao để có dương thủy? Mình phải tập suy nghĩ cho chính chắn một chút, nói chuyện cho mạch lạc, diễn đạt mọi thứ với đầy lòng thương, đầy sựấm áp và đừng có nhìn chuyện sai lầm hay chuyện đúng đắn ởngười khác. Những chuyện đúng đắn sai lầm không phải chuyện của con tim. Con tim chỉ nói chuyện hài hòa, ấm áp, nhẹ nhàng, tình thương nhiều hay không, chứ con tim không ưng nói chuyện đúng với sai. Cái não của mình thì muốn đúng với sai, chớ con tim không muốn như vậy. Vì vậy mình nên rộng lượng mộtchút, ấm áp một chút. Không cần phải chứng minh là mình thông minh, không cần chứng minh là mình biết nhiều, hiểu nhiều, không cần tranh lý, không cần cãi cọ gì hết. Nên bày tỏtình thương nhiều hơn chút nữa, nhiều khi mình cũng nên nhận sai, mình nghe câu chuyện của những người đau khổ, sai lầm mình chỉ nên nói một câu, “Tôi thay người đó xin lỗi”.
Khi Bác nói như vậy, tự nhiên con tim của Bác được dương hóa liền. Nếu khi mình thấy người xấu, mình nói xấu vềngười đó thêm nữa, thì sự thương yêu trong tim của mình càng biến mất. Càng nói về chuyện khổ của người ta, cười trên đau khổ của người ta, càng nghe những chuyện xấu của người ta, thì con tim mình càng lúc càng thiếu tình thương. Cho nên muốn cho mình không bị thị phi, thì mình cũng tránh nói thị phi, mình không muốn có thị phi thì lúc nào lời nói mình cũng nên ấm áp, cũng nên có những sự biểu hiện quan hoài, và khôngcần phải tranh lý đúng với sai. Khi Bác thấy mình tranh cãi, mặt mình dữ dằn lên, cho nên không cần tranh lý, không cần cãi cọ, chỉ cần biết lúc nào cũng bày tỏ sự rộng lượng, niềm vui, sự hài hòa và tình thương ấm áp.