Thứ nhất, mình biểu hiện, biết rõ kỹ thuật sống.
Thứ nhì, mình biểu hiện, mình biết sống là một nghệ thuật.
Thứ ba, mình biết sử dụng nghệ thuật sống đó, để mỗi hơi thở, mỗi hành động, mỗi lời nói biến thành cái Đạo, biến thành Chân Lý, biến thành sự lan tỏa của tình thương và trí huệ.
Thí dụ như người bạn của mình có những khó khăn thì mình hết lòng giúp. Đó gọi là Emotional Intelligence, một trí huệ thông minh của con tim. Chứ nhiều khi mình thấy người bạn của mình có những khó khắn rồi mình làm lơ vì mình nghĩ là mình bỏ thời gian mất công làm chi vậy?
Thành ra kỹ thuật sống còn có Emotional Intelligence trong đó nữa, ngoài Intellectual Intelligence tức là ngoài trí huệ của trí óc còn có trí huệ của con tim nữa.
Sau khi nói về kỹ thuật sống rồi thì nói tới nghệ thuật sống. Nhưng mà trước khi nói tới nghệ thuật sống, phải nói tới một điều quan trọng, nó làm cho mình không thể nào lên tới nghệ thuật sống được. Đó là một điều mà Đức Phật, từ hai ngàn năm trăm năm trước, ba ngàn năm trước, Ngài đã nói tới: Đó là lòng tham.
Lòng tham cứ muốn thêm nữa, thêm nữa…có rồi, muốn thêm nữa…Lòng tham muốn thêm nữa làm cho căn nhà của mình đáng lẽ rất sạch sẽ, đẹp đẽ trở thành nhà kho. Mình cứ chất chứa đồ nhiều vào chứ không có gì đẹp thêm. Nhiều khi mình vào căn nhà mà mình sững sốt vì không còn chỗ mà đi nữa, nhiều khi phải né bên này, né bên kia. Con mắt mình không thể nào thấy một cách nhẹ nhàng, xuyên suốt, rộng rãi nữa vì đồ đạc quá nhiều. Nhiều khi các bác mở closet ra, các bác sững sốt luôn vì trong closet, trong nhà kho tủ áo của mình có quá nhiều đồ đạc đi. Trong garage mình đầy đồ cả. Nếu mà đồ hữu dụng thì không nói chi, nhưng nhiều khi chả hữu dụng gì cả.
Các bác nói thưa Thầy, ‘con không tham lam gì hết, cái gì con cũng nhẹ nhàng cả’, nhưng đồ đạc nhiều khi mình mua dư, mua thừa, mua hoài, mua discount. Các bác thử tưởng tượng, có người mua chất đến 6 nhà kho luôn, kinh khủng chưa? Sáu nhà kho để đựng những đồ lủng củng thôi. Sách vở quá nhiều, nhiều khi không đọc nữa. Giấy tờ mình chỉ cất rồi để đó rồi cứ để hoài, cứ thấy là quan trọng lắm nhưng mà 3 năm rồi, 7 năm rồi, nhiều bills của bác đã mười, mười mấy năm rồi đầy cả thùng luôn mà cũng không vất đi, mà cũng chả ai coi cả. Các bác có tin rằng chính phủ sẽ tới xét nhà bác để mà coi những cái này không? – Không đâu. Các bác tin là chính phủ sẽ kiểm điểm về tài sản chăng? – Cũng không đâu, nhưng mà mình cứ cất hoài. Đó là đồ đạc, sách vở.
Bây giờ tới áo quần. Áo quần mình mua rồi chẳng bao giờ mình xài cả, mình để trong đó thôi:
mua chất, mua chất, cứ nghĩ tới một ngày nào mình xài nhưng mà chẳng bao giờ mình xài, chẳng có occasion nào mình xài, hoặc là xài một hai lần rồi để đó. Đàn bà thì thích áo quần, còn đàn ông thì thích những đồ linh kiện, computer, mua lủng củng, mua rồi chỉ xài 1, 2 lần thôi rồi không thích nhưng mà không trả, trả tiền rồi cứ để đó cất giữ hoài.
Kế đó là thuốc men. Thuốc mình mua rồi cứ giữ, cứ để đó vì đang bán sale. Bây giờ quảng cáo trên on line, càng lúc mua càng dễ dàng quá nên mình mua hoài. Rồi một ngày mình ngạc nhiên thấy đã quá date rồi mà mình không biết làm sao, không vất đâu cả. Tất cả đều trở thành rất nguy hiểm trong tương lai. Nguy hiểm vì thuốc bổ trở thành thuốc độc. Nhất là đồ tắm, đồ gội… Thầy nhớ một chuyện thực tại đau lòng. Nhiều khi thầy đi máy bay, qua Âu Châu, Á Châu ở hotel thì thầy hay collect những cái nho nhỏ thí dụ như xà bông, thuốc gội đầu (vì thầy không có tóc), một hai thứ nho nhỏ, đem về, nhiều khi là thuốc đánh răng, bàn chải đánh răng v.v… Mình lấy về những thứ nho nhỏ, đâu nghĩ gì. Nhưng đem về để trong bọc, đâu có xài đâu, vất trong một xó…Vài ba năm sau, mới đụng tới, mở ra…ô là la, nó thối mùi plastic, thối mùi của những hóa chất đã quá date rồi, nó đã rửa ra rồi, độc vô cùng. Mũi thầy ngửi vào là không thở được. Tất cả những chất hóa học đó đều biến thành chất độc nếu mình không xài. Nó có thời hạn của nó. Quá thời hạn thì trở thành chất độc. Thuốc bổ thành thuốc độc.
Cho nên mình mua nhiều quá, không sử dụng thì sẽ thành chất độc và không những như thế, nhũng đồ linh kiện, computer, các bác để lâu cũng thành chất độc. Áo quần để lâu thì những con silverfish nó cắn hư nát, từ từ những con bọ, con rày vô đó rồi cũng sẽ tạo ra nhiều độc tố. Sách vở bác để lâu bác không quét, bụi bặm rồi cũng sẽ rả và sẽ cũng trở thành móc meo và cũng sẽ trở thành chất độc.
Đồ ăn bác làm, không ăn liền, để vài ba ngày, nhiều khi quên đi, cũng sẽ trở thành chất độc. Tuần vừa rồi, có một em nói với thầy ‘Ô, đồ ăn trong tủ lạnh sao mà nhiều thế? Thưa Thầy, nếu Thầy dọn tủ lạnh cho sạch sẽ thì tốt lắm’. Đúng, tủ lạnh cũng là một vấn đề, đồ ăn mà cứ chất nhiều quá. Đừng nói là ăn chay, ăn mặn cũng dễ sợ. Thầy thấy có một người, đồ ăn chất cả mấy tháng trong tủ lạnh rồi mà không chịu ăn. Thịt gà thịt heo để cả mấy tháng rồi trong freezer. Trứng không chịu ăn, để đó. Thầy hỏi tại sao vậy? – Tại vì có một lần, con chuột chui vô trong tủ lạnh nên từ hồi đó đến giờ tôi không dám đụng tới nữa. Thầy hỏi tại sao bác không vất đi? – Tôi không dám đụng tới.
Những chuyện đó cũng áp dụng cho tư tưởng, áp dụng cho tình cảm, cũng làm cho mình mệt mỏi vô cùng. Cách tốt nhất, nếu không cần thì mình đừng tham. Người ta thường nói ‘tri túc thường lạc’. Tri túc là biết đủ. Biết đủ là gì? – là biết cái gì mình cần. Mình nên mua những gì mình cần thôi, sử dụng chừng đó thôi, chứ không là mình cứ mua.
Bây giờ có hiện tượng này. Học trò thầy cứ thấy cái này hay lắm, mua cho thầy, quần này tốt lắm, mua cho thầy. Không, thầy không thích các bác ơi, nguy hiểm lắm, tại vì một hồi rồi người nào cũng cho, riết rồi sẽ trở thành một cái nặng nề cho mình.
Thầy nói hơi nhiều rồi ngày hôm nay. Thầy mong rằng các bác lắng nghe, mình sẽ tiếp tục theo bài này, chúc các bác một ngày vui và tỉnh.