49. Lòng tham trở ngại tâm linh tiến hóa – 2

Kính thưa các bác, các anh chị, bây giờ có lẽ là giữa ngày rồi, không còn là buổi sáng nữa, và chúng ta sẽ có double dharma expresso, có nghĩa đây là bài dharma express, có ngày thì thầy không làm, có ngày thầy làm hai lần.  Chúng ta uống cà phê, có ngày không uống và có ngày lại uống tới 2 ly.
Đề tài của mình là mình nói tới sự tiến hóa, làm sao để mình đi từ kỹ thuật sống lên tới nghệ thuật sống, và lên tới đạo của cuộc sống.  
Từ kỹ thuật lên tới nghệ thuật, mình có nhiều trở ngại và mình cũng vừa nói xong, cũng trong ngày hôm nay, cái trở ngại lớn nhất là lòng tham.  Lòng tham này nó bắt mình, cái gì cũng muốn thêm, thêm, thêm cả.  Thí dụ như thêm thuốc men một hồi rồi thuốc men cũng hết hạn, thành chất độc.  Mình vô ý mình uống thì nhiều khi mình lại bịnh thêm. Mình phải biết là tủ thuốc, trong một năm, nhiều khi bác phải soạn thuốc vất bớt ra.  Có một thứ mà các bác không hề để ý tới, như dầu cù là hay là dầu khuynh diệp, các bác đừng tưởng là có thể xài mười năm lận.  Không, cái gì có mạng sống là mình chỉ xài một thời gian thôi chứ không thể nào xài mãi mãi, bất tận được.  Đó là quy luật gọi là vô thường.  Tức là có sống thì có chết, có tạo ra thì thế nào cũng phải diệt đi. Nhưng mà trong đầu của mình, mình không nghĩ tới chỗ là nó phải chết đi, diệt đi, mìnhmua chai dầu cù là gì đó rồi xài hoài, có lúc mình thấy ủa, sao chà dầu mà không nóng nữa?  Thì té ra dầu đã quá date rồi.  Nói cách khác, óc mình không thể nghĩ được tương lai kết quả như thế nào, mình không hình dung được, không thấy được.  Do đó là mình bị kẹt trong chuyện tham ngay bây giờ cho rồi.  Thấy áo đẹp thì mình lo mua đi, nhưng không nghĩ là mình mua áo đẹp đó rồi mình dùng nó vào lúc nào, hay là mình nghĩ  là dùng trong trường hợp đó nhưng rồimình không biết dùng tiếp và mình để trong tủ không biết bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng nữa.
Chuyện đầu tiên là mình phân biệtcái gì mình cần và cái gì mình muốn.  Trí huệ phân biệt được thế nào là đồ mình cần và thế nào là dục vọng.  Đó là trí huệ cần thiết để cho mình đạt được nghệ thuật sống.  Bất kỳ người nào biết sống nghệ thuật thì không thể nào 
mà không biết được cái nào mình muốn và cái nào mình cần.
Có một lần thầy thấy một bác đó, nhà bên ngoài cây kiểng rất đẹp, làm hoa, tém cây đẹp đẻ vô cùng, đi vào trong nhà, sạch vô cùng.  Bà phu nhân nói với thầy: ‘Thưa Thầy, chồng con thích trồng cây mà thích cái chuyện outdoor, làm vườn như vậy đó , mấy chục năm rồi, nhưng mua thêm thì ông không mua, chỉ có vài cây đó mà ông chăm sóc hết giờ hết ngày luôn.  Thầy phải nói ông làm sao cho tươm tất, nhiều cây, con thích nhiều như rừng vậy’.  Thầy mỉm cười nói với bác gái: ‘Không đâu bác ơi, cái này là một trí huệsống, mình trồng vài ba cây, vườn như vậy là đủ rồi, rất là đẹp, không cần thêm nữa, và nhất là bác bỏ thời gian chăm sóc và vui thú, không phải là vui thú vì có thêm, mà vui thú vì rõ ràng là khu vườn là một không gian quá đẹp’.  Đó là một nghệ thuật sống, không gì hơn là bác trai này biết được chuyện cần thiết để cho không gian nó đẹp, chứ bác không phải là chỉ đem cây về cho nhiều, muốn impress, tạo ấn tượng cho người ta là mình có nhiều cây quý. Không phải, vừa đủ xài thôi, mà đẹp vô cùng. Cuộc sống của mình, nếukhông có trí huệ để phân biệt cái nào cần, cái nào muốn thì mình sẽ bị cái tham lam nó trói cột, nó kéo mình đi mà mình không thể nào kháng cự lại.  
Muốn phát triển trí huệ cần và muốn thì mình phải phát triển trí huệ gọi là Thôi. Thôi là một trong sáu đặc tính mình cần tập: Thương thương, tha thứ, thôi, tùy, thoáng và thông. Thôi đứng thứ ba.  Thôi là biết ngừng lại những chuyện mình muốn.  Phân biệt được cái mình muốn rồi thì mình có khả năng ngừng lại những cái mình muốn. Những cái mình muốn đó nhiều khi mạnh đến độ mình sẽ không thể nào kháng cự lại.  Thôi là buông đi. Buông đi trong nhà Phật hồi xưa là lên núi tu, cắt đứt tất cả.  Trong thời đại bây giờ, buông đi không phải là buông xả. Buông xả là vất hết tất cả mọi thứ, lên núi đóng cửa tu. Xuất gia cũng được, cạo đầu cũng được nhưng phải buông xả, xả hết.  Còn buông đi có nghĩa là mình vẫn sống trong trần gian này mà mình phát triển được trí huệ phân biệt được cái nào là cần, và cái nào muốn thì mình có thể buông đi những cái thái quá.  
1- Cho ra: 
Thay vì nói buông đi là mình ra mình vất đồ, thì mình biến cái buông đi thành cái cho ra. Cho ra là có đối tượng, mà những đối tượng đó họ cần thì mình cho.  Họ không cần thì đừng có cho. Thí dụ như người ta cần tủ lạnh thì mình đừng đem tủ lạnh cũ, xấu của mình cho.  Chuyện thông thường lắm nhưng xảy ra trong đời của thầy nhiều lần, là nhận tủ lạnh hay sofa người ta dùng không biết bao nhiêu lâu rồi.  Mấy cái đó không nên cho. Hay là cho những cái bàn, những cái ghế mà đồ bọc đã hư rồi, bây giờ cho chùa.  Chếtthầy luôn, nội chuyện đi bọc lại những ghế đó thôi cũng đủ nhức đầu rồi.  Nhiều khi mình cho những đồ trong bếp núc, nào là muỗng, nào là song…những cái song đã xử dụng mấy năm nay rồi, dơ hết sức dơ, mình giả bộ làm một tô cháo lên cúng dường trong chùa rồi mình giả bộ quên không đem về.  Chùa nát banh cả vì những nồi niêu song chảo cũ kỹ xấu xa đầy cả, hoặc là những muỗng nĩa nào ở nhà mình thấy lọng cọng quá, mình đem lên chùa mình sử dụng rồi mình quên đem về.  Thành ra chùa rất là đau khổ vì không biết làm sao xử lý vì đó là đồ của thí chủ cho mà.  Cho nên khi mình cho thì mình phải biết đối tượng họ có cần không thì mình mới cho.  Nếu họ không muốn thì mình đừng có cho.
2- Cúng dường:
Thứ nhì là cúng dường.  Cúng dường khác với cho, cúng dường phải cung kính.  Khi cúng dường mình phải cúng những gì đẹp đẻ nhất của mình, cái gì quý nhất mình cho thì mới gọi là cúng dường.  Cúng dường không phải là những cái gì mình thừa thải quá rồi mình cho, cái đó không phải là cúng dường.  Thường, cúng dường là một hành động giống như mình quỳ xuống dâng lên vậy đó, dâng lên chư Phật, chư bồ tát.  Nhiều khi cho cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, anh em cũng gọi là cúng đường là bởi vì mình cho những đồ quý nhất, mình cho với lòng thành và có một sự cung kính trong đó.  Trong khi cái cho ra không đòi hỏi nhiều nhưng cúng dường đòi hỏi sự thành khẩn và cung kính của mình.  Mình đối với người cho, mình cho họ là những người trên mình. 
3- Cấp dưỡng: 
Cấp dưỡng thì khác, cấp dưỡng có đặc tánh là mình thấy người ta cần, mình cho với tình thương, muốn cho họ được đep đẽ, sung sướng. Cung cấp, người ta thiếu thì mình cho, không có đặc tính tình thương gì cả nhưng mình cần có sự cung kính. Mình tôn trọng
(respect) người, mình cung cấp đồ cho họ. 
4- Thí phát (bố thí): 
Thí phát là những người gặp tai nạn, mình bố thí, mình cho là bởi vì họ có những món đồ họ cần. Mình qua một người trung gian hay một cơ quan nào mình cho thì mình không cần phải tới đó mình cho, nhiều khi mình cho tiền thôi cũng được.  
5- Phụng sự
Cuối cùng là phụng sự.  Phụng sự có nghĩa là cho sức lực, mình đem thời gian ra mình cho. Nhiều khi cái cho này chỉ là thời gian thôi, mình thấy người ta đang đau khổ, mình cho thời gian của mình.  Mình phone, điện thoại tới, mình cho thời gian để mình lắng nghe.  Lắng nghe chứ không phải là bàn luận, thêm thắt và mình làm cho người ta thêm tức thêm giận hay là người ta cảm thấy là người ta xả được cái ô uế trong lòng ra bằng cách thị phi, không phải. Phụng sự hay lắm, làm cho người ta bớt phiền não, thấy được con người mới.
Nói như thế thì các bác thấy rõ ràng chuyện cản lại tiến hóa của mình để mình sống đời nghệ thuật là cái gì? – Là tâm tham lam.  Phương thức để giải quyết là gì? – Phát triển trí huệ phân biệt được thế nào là cần, thế nào là muốn và phát triển được đạo đức, năng lực là Thôi.  Thôi là ngưng lại những chuyện gì làm cho bản ngã, dục vọng nó cứ muốn, muốn, muốn.  Biết chỗ nào mình cần và biến những gì mình đang có trở thành những vật liệu cho ra, cúng dường, cấp dưỡng, cung cấp, bố thí, phụng sự v.v…
Đó là bài học rất quan trọng của chúng ta, để cái nhà của mình lúc nào cũng là chỗ đẹp. Người ta tới người ta muốn ngừng lại.  Mình không muốn cái nhà mình biến thành cái
nhà kho.
Hôm nay là mình có Double Espresso, thầy chúc các bác uống vào thêm tỉnh và thêm sung sướng để cho mình có được một ngày nhẹ nhàng vô cùng.