Hôm qua mình nói tới Avalokiteshvaraya, có nghĩa là: “Bà lô kiết đế thước bát ra da”. Mình
nói tới ý nghĩa của chữ “Quán”. Quán là lắng nghe, và chứng nghiệm, cảm nghiệm lại mà không bị kẹt ở đâu cả. Nhìn vào trong, nhìn ra ngoài, nhìn vào chính mình mà không bị kẹt. Và mình nói tới cách quan trọng nhất trong câu: “Quán tự tại”. chữ “Quán” này cũng có nghĩa là
bày tỏ một sự quan hoài, bài tỏ tấm lòng của mình đối với người khác. Tại vì nếu Quán, nếu nhìn, mà mình không đem một hành động nào của tình thương, thì cái Quán đó chỉ là cái Quán của phương pháp xuất tục, là phương pháp cho mình tự tu thôi. Nếu mình thấy được nỗi đau khổ của chúng sinh thì mình làm gì để vơi bớt sự đau khổ đó? Đó là cái tâm thái của Bồ tát. Mình thấy người ta khổ thì mình làm gì?
Bây giờ Thầy xin kể cho các Bác câu chuyện của ông Don Bosco. Nhiều Bác đi hướng đạo hồi xưa có lẽ đã từng nghe nói tới cái tên này rồi. Don Bosco là tên của một vị Cha trong đạo Catholic thường còn được gọi là John Bosco. Nhưng Don Bosco là tên mà Thầy nghe lúc Thầy còn nhỏ ở Việt Nam. Thầy đã từng nghe đoàn hướng đạo tên là Don Bosco rồi. Hồi đó
mình nghe mình không hiểu, bây giờ mình Google thì mình biết Ngài là ai.
Thầy kể các Bác nghe chuyện này vì nó ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiên cứu của Thầy về Phật pháp. Bác biết sao không? Ngài Don Bosco là người Ý, sanh ra ở vùng Turin. Turin là một tỉnh, chắc là các Bác đã từng nghe nói tới, nổi tiếng về tấm khăn mà mình đắp lên khuôn mặt của Đức Chúa, “The Shroud of Turin”. Turin là một chỗ rất nổi tiếng thời xưa, và có rất nhiều người xuất sắc từ nơi vùng Turin mà ra.
Ngài Don Bosco là một người nổi tiếng. Ngài có tên là “Father and Teacher of Youth”, tức là người Cha và người Thầy của các em trẻ. Nhưng có một điều làm cho Thầy xúc động nhất, vì Ngài là người sáng lập ra một lối giáo dục cho các em trẻ. Ngài sinh ra khoảng 1815 cho tới khoảng 1988 thì Ngài mất đi, thọ 72 tuổi. Trong thời đại của Ngài sống, có cuộc cách mạng của công nghiệp, cho nên có rất nhiều trẻ em bị lợi dụng đi làm việc. Hồi đó không có luật lệ gì để bảo vệ các em. Cho nên nhiều con em trẻ bị đày đọa, và rất nhiều người bị mồ côi cha mẹ. Những em đó chẳng những bị ngược đãi mà cũng không có chỗ dựa. Một cái highlight lớn trong đời của Ngài Bosco là lập ra một chỗ nuôi các em, chỗ đó là nhà của Ngài. Lúc đầu Ngài nuôi 5, 10 đứa; năm 1852, Ngài nuôi 36 đứa. Bây giờ mình đâu có thể nào nuôi được nhiều như vậy các Bác. Ngài nuôi 36 đứa mà không có tiền bạc gì hết. Đến 1861, tức là 9 năm sau, Ngài nuôi được 800 em mồ côi cha mẹ, gọi là orphans. Ngài dạy cho phương pháp giáo dục, mà bây giờ người ta gọi là Salesian Preventive Education, dạy cho trẻ em biết làm sao phát triển cá tánh của nó.
Có 3 cột trụ của sự phát triển cá tánh:
Thứ nhất, là Reasoning, là phải dùng lý trí, phải hiểu rõ được chuyện mình làm. Bây giờThầy gọi là Viên Dung. Làm việc thì phải như thế nào, cái gì mình cũng phải có lý trí.
Thứ nhì, là Religion, là đức tin, mình phải có lòng tin mới được. Các Bác thấy bây giờ nhiều khi con trẻ của mình không còn ai tin vào ai nửa, mất đi cái lòng tin. Phải có lòng tin. Lòng tin vào Thượng đế, lòng tin vào Phật, vào Bồ tát, hay lòng tin vào Đức Quan Thế Âm Bồ tát.
bên, và đứa trẻ phải biết là nó được thương. Tình thương đó không phải là spoil, tức là hư đốn. Tình thương đó xúc chạm tới con tim, làm cho nó thay đổi. Từ chỗ hư đốn trở thành con người đàng hoàng. Sự phát triển tình thương đó là cả một nghệ thuật mà chúng ta, những
người lớn, làm sao để bày tỏ cho những người trẻ hơn. Nhiều khi các Bác nghĩ mình phải đi
tìm những đứa trẻ mồ côi. Không, Bác bày tỏ cho những người nhỏ tuổi hơn Bác được rồi, nhỏ hơn 5, 10 tuổi; nhỏ hơn bao nhiêu cũng được cả. Bày tỏ tình thương, bài tỏ sự quan hoài đó như thế nào mà làm cho con tim người đó có thể cảm nhận được; cái đó là điều vĩ đại nhất của vũ trụ. Mình có thể đi vào trong con tim người khác bằng cách làm cho họ cảm được sự ấm áp của tình thương. Cho nên đó là một điều vĩ đại nhất của con người của mình.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.