39. Chú Đại Bi – Sứ mạng trong cuộc sống – Bodhisattvaya

Thưa các bác, các anh chị, Hôm nay mình nói tới câu: ‘Bồ đề tát đỏa bà da’ Tức là ‘Bodhisattvaya’ (Pu ti sa two pe ye) Câu này có nghĩa là ‘Bồ tát, hay quy mạng Bồ tát, hay trở thành Bồ tát’.

Bồ tát có nghĩa là gì? – Bồ tát (bodhi) có nghĩa là giác ngộ.  Sattvaya (tát đỏa bà da) có nghĩa là hữu tình.  Nói tóm lại có nghĩa là ‘cái vị mà làm giác ngộ chúng sinh hữu tình’ hoặc là ‘một chúng sinh hữu tình đã giác ngộ’.

‘Bồ đề tát đỏa bà da’: câu đó, khi đọc lên tức là mình quy mạng Đức Bồ tát, là mình trở thành Bồ tát. Mình bước từ vị trí phàm phu mà trở thành Bồ tát ngay lập tức khi mình đọc câu chú này.

Cho nên, trong tiềm thức của mình, mỗi ngày mình đọc câu này là mỗi ngày mình chuyển hóa từ phàm phu ra bồ tát.  Trong tiềm thức mình chuyển hóa, nhưng trong cuộc sống bình thường thì mình lại không chịu chuyển hóa, mình làm những cái ngược lại với những quan niệm từ phàm phu chuyển thành bồ tát.  Mình cứ chuyển từ phàm phu trở thành phàm phu hơn nữa và mình không trở thành bồ tát.  Cho nên bây giờ mình phải nhớ rằng khi mà đọc câu đó là mình đang chuyển hóa, bước tới để mà trở thành Bồ tát và mình lập tức, khai mở ngay cái tâm bồ tát. Như thế thì Bồ tát có nghĩa là giác hữu tình, giác ngộ.  Giác ngộ là như thế nào? – Giác ngộ là tỉnh thức, khai mở ra cái nhìn sẵn có của mình, cái nhìn từ phật tánh.  Khai mở cái nhìn như thị là cái nhìn sẵn có trong phật tánh.  Cái nhìn đó rất quan trọng.  Mỗi người mình đều có cái nhìn đó nhưng bây giờ, giống như là con mắt mình bị che mờ lại, mình không thấy được từ phật tánh mà mình chỉ thấy quan niệm từ xã hội tạo ra, mình thấy từ quan niệm mà hồi nhỏ cha mẹ mình dạy, mình thấy những quan niệm từ hồi mình học trong trường học, mình thấy từ những lăng kính mầu mè của bạn bè, của xã hội, của báo chí, của internet… Mình không thấy từ trong bản tánh thanh tịnh của phật tánh. Không. Mình đeo một cặp mắt kiếng màu rất là đậm mà độ dày của cặp mắt kiếng đó khác nhau tùy theo mỗi người mà thôi, nhưng mà ai cũng đeo cặp kiếng màu đó cả.

Một khi mình đọc ‘Bồ đề tát đỏa bà da’ là mình gỡ cặp kính màu đó ra để mình thấy ngay từ trong chân tâm ra.  Mình phải bước từ phàm phu ra bồ tát, hàng ngày mình phải làm như vậy. Nhưng mà thế nào là bước ra khỏi phàm phu mà lên bồ tát?  – tức là mình phải trở thành bồ tát.  Thế nào là một vị bồ tát? -là một vị thức tỉnh.  Nhưng mà thức tỉnh như thế nào?  Làm sao mà được thức tỉnh?

– Đặc tính thức tỉnh của một vị bồ tát là ngài luôn luôn giữ sự chuyên chú vào sứ mạng vị tha của ngài. Các bác nhớ câu này nha. Tiếng Anh có nghĩa là keep focus on the life mission. Hay là keep focus on the life altruistic mission.

Giữ sự chuyên chú của mình vào con đường vị tha, vào sứ mạng vị tha. Đó là cái kinh khủng nhất của một vị bồ tát.

Khi các bác nói chuyện với một bồ tát, bác sống với bồ tát, bác chơi với bồ tát thì các bác thấy chuyện đó rất là rõ ràng.  Lúc nào ngài cũng chuyên chú vào sứ mạng vị tha cả, không bao giờ ngài chuyên chú vào sứ mạng của chính mình.  Ngài khai mở từ cuộc sống nhỏ nhất, cho tới cuộc sống tình thương, cho tới cuộc sống trí huệ…Tất cả đều vì cho chúng sanh, đều vì mạng lưới nhân duyên của ngài.

Nhiều khi các bác thấy bồ tát chỉ chuyên chú vào một practice, một phương thức tu hành và tu cho tới nơi luôn, không buông ra.  Tâm ngài không xao lãng.  Lúc nào bồ tát cũng ở nơi sứ mạng trước mặt của ngài.  Lúc nào ngài cũng chuyên tâm chuyên chú để đi tới đó cả.  Cái đó là một sự vĩ đại của một vị bồ tát.

Các bác càng lớn tuổi thì càng thấy chuyện đó rất rõ ràng, là càng ngày mình càng xao lãng, càng thấy mình dễ dàng sống sung suớng, enjoy cái này, enjoy cái nọ rồi từ từ mình quên đi tất cả những chuyện hồi xưa.  Đặc tánh hướng về sứ mạng, mình càng ngày càng quên đi.

Cho nên các bác càng lớn tuổi, nhất là các bác từ năm chục tuổi trở lên thì nên thức tỉnh lại, lấy sứ mạng đặt trước mặt của mình. Sứ mạng gì? – Xây dựng hội Từ Bi Phụng Sự đi, xây dựng cái nhóm của mình đi. Mình có một sứ mạng trước mặt thì mình mới bắt đầu trở thành bồ tát được.

Chứ nếu mình sống mà cứ có ai điện thoại tới kêu thì tôi làm, không điện thoại thì mình cứ đi chơi, mình cứhưởng thụ thì các bác thấy là mình sẽ là phàm phu mãi. Cái khác của phàm phu và bồ tát là gi? Bồ tát thì lúc nào của có sứ mạng trước mặt cả và không xao lãng sứ mạng đó. Bởi vậy cho nên, vì không xao lãng sứ mạng đó, tâm của ngài rất là trừu tượng (?). Trừu tượng (?) tức là hướng vào sứ mạng đó chứ không phải là hướng vào ăn, uống, ngủ, nghỉ, chơi bời, sung sướng. Không. Sứ mạng đó rất là quan trọng. Khi mà tâm hướng về sứ mạng đó thì trong quan hệ của ngài với tất cả mọi người sản sinh ra 4 đặc tính rất là rõ ràng:

– Đặc tính thứ nhất là tình thương của Ngài lan tỏa tới tất cả mọi người. Bởi vì nếu không có tình thương thì mình sẽ rơi vào tình trạng là yêu người này, ghét người khác, đố kỵ người này, đố kỵ người kia, đập xuống người này, nâng lên người kia, không ngừng đi vào võng lưới quay cuồng của quan hệ.

– Đặc tính thứ nhì là khả năng tha thứ vô cùng lớn. Những chuyện sai lầm của người này, những chuyện sai lầm của người kia cho đến những chuyện sai lầm của chính mình, mình biết và mình cũng có thể vượt qua được.

– Đặc tính thứ ba là khả năng cảm thông với những đau khổ của mọi người xung quanh. Còn không, mình đau khổ, mình nhìn những chuyện chết và mình ngồi khóc hoài là không được. Hoặc là mình thấy chuyện gì trái tai gai mắt rồi mình bị kẹt ở trong đó hoài, mình không thể ra khỏi, thì tự nhiên mình không thể cảm thông được với người đã tạo ra những đau khổ đó. Mà khi mình đã kẹt trong chuyện đó rồi thì mình không thể nào thấy được sứ mạng trước mặt của mình. – Cuối cùng là đặc tính lúc nào tâm cũng thông thoáng, lạc quan cả. Thông thoáng, nhẹ nhàng như gió thoảng, như bầu trời trong sáng. Đó là những đặc tính cực kỳ quan trọng để chứng minh rằng bồ tát là người lúc nào cũng có sứ mạng vị tha cả.

Nói tóm lại, bài học của chúng ta khi chúng ta đọc câu: ‘Bồ đề tát đỏa bà da’, chúng ta hãy thức tỉnh sứ mạng vị tha của mình đi. Hãy nhận một công việc nào trong hội Từ Bi Phụng Sự hoặc là nhận công việc nào trong chùa, nhà thờ. Mình nhận và hãy làm công việc đó cho tới nơi, mình làm cho công việc đó càng rộng, càng mở ra. Khi mình retract, mình không còn giữ tâm của mình hướng vào chuyện đó nữa thì tự nhiên càng
ngày mình càng đi vào trong cuộc sống phàm phu vô cùng, trong cuộc sống rất là nhỏ hẹp. Từng chuyện, từng chuyện làm cho tâm mình nhỏ bé, nhỏ nhen, nhỏ hẹp hơn.

Đọc câu chú sẽ làm cho tiềm thức của mình càng ngày càng sáng ra. Đó là tác dụng.

Thầy khuyên các bác hãy đọc Chú Đại Bi, chỉ một câu đó thôi cũng được thưa các bác. Còn hơn là mình không đọc gì hết.

Cám ơn các bác đã thưởng thức bài cà phê pháp sáng nay. Chúc các bác một ngày vui và tỉnh.

Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.