Đề tài chúng ta nói là ‘buông đi’ và mình đã có nói về một chuyện rất đặc biệt. Chuyện này có thể không xảy ra với nhiều người, nhưng cũng có thể xảy ra. Đó là câu chuyện của vợ ông Bất Giới Hòa Thượng, vì thấy ông này chỉ nhìn một người đàn bà đẹp mà bà ghen và tức. Bà không thể nào buông bỏ ý tưởng là phải trả thù, ý tưởng lẫy như vậy mạnh tới độ là bà ra đi. Dù cho ông có đi tìm kiếm bà và xin lỗi đi nữa, bà không thèm về. Hận tới mười mấy năm như thế. Hận tới độ mà bà hủy hoại dung nhan của bà và giả thành một người đàn bà câm, không nói năng gì. Hủy hoại dung nhan có nghĩa là bà làm cho già đi, làm cho có vẻ một người mà không ai muốn nhìn tới nữa. Dễ sợ chưa các bác?
Người Mỹ gọi là grudge, tức là một sự hận thù mà mình giữ lâu năm trong lòng lắm. Chỉ vì một chuyện thôi là mình phật ý, mình mất lòng, không hài lòng với những chuyện xảy ra. Nhiều khi thiếu sự chú ý và sự ghen tuông cũng mạnh đến độ như vậy. Mình không thay đổi ý kiến được. Dù cho người ta có xin lỗi, mình cũng không muốn chấp nhận.
Nhiều khi người ta làm lỗi, mình nên cho họ second chance. Thường, với second chance, người ta vẫn tiếp tục làm lỗi và mình vẫn phải cho họ cơ hội thứ ba (third chance). Nhiều khi phải mất một thời gian lâu lắm, người ta phạm rất nhiều lỗi lầm trước khi tỉnh ngộ, bởi vì tỉnh ngộ là con đường không phải lúc nào cũng có thể làm được.
Nhìn vào trong não của mình thì mới biết là vì lý do gì. Trong não của mình, ở giữa, vùng nối liền limbic và những vùng khác, có một cái tên là cingulate gyrus (or angular gyrus). Phần này ở giữa não, từ trước ra sau não. Nhiệm vụ của nó rất đặc biệt là nó liên hệ trực tiếp tới cảm xúc, cảm tình của mình với tư tưởng của mình.
Thí dụ như các bác thấy là đặc tánh mà mình nói là tùy, mình dễ dàng, mình không khó khăn, mình có thể đi từ tư tưởng này tới tư tưởng khác rất là mau, rất dễ dàng, đó là bởi vì cái cingulate gyrus của mình rất là khỏe mạnh. Nhưng mà có nhiều người, từ tư tưởng này qua tư tưởng khác, ôi sao mà chậm thế này, nhiều khi không thể nào nghĩ cho nó rõ ràng được. Đó là bởi vì cingulate gyrus không có mau. Nhưng có những người, phần não này quá mạnh (over active) thì người ta chỉ biết nghĩ tới trắng và đen thôi, tức là người ta chỉ nghĩ một chiều, có chiều tới hoặc là chiều lui, không có màu sắc ở giữa. Đó cũng là một loại bịnh.
Bây giờ, mình đang nói tới cái phần não này. Hay vô cùng. Nếu như phần cingulate gyrus của bác khỏe mạnh thì thứ nhất là bác có thể đi từ tư tưởng này qua tư tưởng kia một cách dễ dàng. Thứ nhì, khi bác có chuyện gì xấu xa, sai, không đúng với ý tưởng của mình, thì mình rất dễ dàng tha thứ và mình move on, mình let go. Đây là chuyện mà bây giờ mình mới thấy rõ ra là tại sao Phật giáo gọi là software, phần mềm, mà khoa học lại nói tới phần cứng (hardware), thì ra là vì cái cingulate gyrus của mình tốt vô cùng cho nên khi người ta chửi mình một câu là mình cười một cái rồi xong. Hay là mình thấy chuyện gì sai trái trong đầu mình, thì mình nói: “Ô!… rồi,…xong”.
Có một cô nọ nói với thầy: ‘Thưa thầy, tại sao ông chồng của con làm chuyện gì sai rồi thì con cứ kẹt hoài, không thể nào bỏ được. Con cứ nghĩ đi nghĩ lại chuyện đó hoài, không thể nào không nghĩ tới được. Hễ mà có chuyện gì thì con cứ nói chuyện đó hoài’.
Thưa các bác, cái đó là bởi vì cái cingulate gyrus của cô này không có tốt, nó bịnh. Vì bịnh cho nên mình không thể nào dễ dàng tha thứ, dễ dàng ra khỏi trạng thái đó. Mình không dễ dàng mỉm cười được; lúc nào mình cũng dữ dằn, khó chịu.
Tại sao có người sẵn sàng ngồi nói chuyện với bác hai, ba giờ đồng hồ về chuyện xấu của người khác? Một người có khả năng sẵn sàng ngồi nói xấu người khác như vậy là bởi vì trong lòng họ cũng bị tổn thương (bị hurt), giận dữ. Họ có sự tức tối, phẩn nộ tồn trữ lâu quá trong trong lòng. Cho nên những câu chuyện họ nói xấu là họ release cái đó, họ không làm cho cái angular gyrus của họ tốt hơn mà còn tệ hơn nữa. Mình mà càng ngồi nói thị phi, càng nói xấu thì tư tưởng càng dồn dập vô, càng làm cho mình dễ nghĩ tới chuyện xấu hơn. Khi mình nhìn người đó, mình cứ tức tối với người đó hoài. Thì té ra, mình không thể nào buông đi được vì cái phần não đó của mình nó tệ quá, nó hư quá.
Có một câu thần chú rất quan trọng. Nó giúp cho các bác có thể move on, giúp cho phần não đó tốt là bác thường nói với mình ‘case closed’. Người ta chửi mình một câu, mình mỉm cười, rồi tối lại, mình nhớ tới chuyện đó mình nói: ‘Thôi, người đó đã nói với mình xong rồi. Case closed’, không nghĩ tới nữa, thì tự nhiên, cái angular gyrus từ từ nó cho signal, vì nó nối liền vùng não của bác là neocortex, sự suy nghĩ của bác, với vùng limbic là vùng cảm tình, cảm xúc của bác. Bây giờ bác cho nó tín hiệu là ‘case closed’. Hồ sơ đóng rồi thì tự nhiên từ từ nó sẽ bắt đầu biết cách và nó tập thói quen không nghĩ tới chuyện đó nữa. Không những là người ta nói chuyện xấu về mình, hay là ông chồng, hay là bà vợ nói, tuy là mình tức tối nhưng tối lại, mình nói ‘case closed’. Chuyện ngày hôm đó, mình quét đi. Có khi có những chuyện người ta làm xấu nhưng không hại tới mình, nhưng tại sao mình thấy hứng thú vô cùng? Là vì mình thấy rằng chuyện đó đụng chạm tới người mình thương, đụng chạm tới người mà mình có quan hệ. Nó có dính líu tới người quan trọng trong đời của mình cho nên, hễ mà có chuyện gì là tự nhiên, mình cảm thấy có interest lớn, mình tức tối, khó chịu, không làm chủ được tình trạng, mất control. Cho nên mình chỉ muốn làm sao phải nói xấu, phải nói lên, phải làm sao tạo nên thị phi, tạo nên chuyện này cho đỡ tức, đỡ bực nhưng mà thật ra, cái đó chính là mình đang xây dựng một phần của cái não, cingulate gyrus càng ngày càng hư hoại đi.
Cho nên, mình thường nói: ‘Buông đi’, buông đi thói thị phi, buông đi thói cứ nói chuyện người này người kia. Khi bác không còn khả năng nói xấu được người ta là cái não của bác quá tốt. Bác chỉ thấy cái đẹp của người ta thôi. Bác biết chuyện xấu nhưng bác không nói được chuyện xấu nữa, bác nói chuyện tốt thôi vì cái tư tưởng của bác nó move on, nó move tới chỗ tốt, càng ngày càng tốt hơn. Các bác thấy hay không?
Khi tu hành thì mình sẽ thường thường nghĩ tới chữ rất quan trọng trong đầu để cho cái não nó tốt. Chuyện gì xảy ra xấu với mình, với chồng mình, với vợ mình, với học trò của mình (đối với thầy), với thầy (đối với các bác), với bạn, với cha mẹ thì thường mình thấy chuyện nó tới, mình không control được và nó đi qua rồi thì mình hãy nói ‘case closed, không nghĩ tới nữa’. Tự nhiên, não của mình từ từ khôi phục lại phương hướng. Cái não thật sự đúng là phần đó, nó biết. Nó cho cái limbic biết: ‘Ok, đừng có giận dữ lên, đừng có tồn trữ những tín hiệu đó trong đầu mình, làm cho mình đau khổ’. Khả năng thấy được điểm positive, điểm tốt, giữ trong điểm tốt, đó là khả năng của cingulate gyrus.
Mình vừa nói tới ba chuyện:
1- Cingulate gyrus có khả năng tùy thuận, dễ dàng đi từ tư tưởng này tới tư tưởng khác.
2- Khi có chuyện gì tổn hại tới mình, nó có khả năng tha thứ và buông đi.
3- Khả năng thứ ba là lúc nào nó cũng thấy được chuyện tích cực (positive). Nó giữ chuyện tích cực trong đầu, sống rất là thoải mái.
Đó là cái não tốt, cũng chính là khả năng thật sự buông đi của chúng ta.
Xin các bác nhớ một chữ rất là quan trọng ‘case closed’.
Cám ơn các bác đã lắng nghe.
Chúc các bác một ngày sắp sửa cuối năm và mình hãy ‘case closed’ năm ngoái đi và mở ra một năm mới tốt hơn.
Chúc các bác vui và tỉnh.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng