Mình nâng cao tầng nhìn và tầm nhìn. Kinh điển nào phản ảnh chuyện này? Vì thầy không muốn làm cho các bác nghĩ rằng đây là ý kiến của thầy. Đây là chương trình quan trọng nhất của Kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm dạy cho chúng ta rằng mỗi bước tu là một sự tiến hóa vô cùng quan trọng. Cho nên Kinh Hoa Nghiêm đặt ra những giai vị để mình dựa vào mình tu: Thập Trụ rồi đến Thập Hạnh, xong đến Thập Hồi Huớng, ThậpĐịa rồi đến Đẳng Giác. Đẳng Giác được chia ra Thập Nhẫn , Thập Địa, v.v… xong rồi mình mới thành Phật được. Mỗi giai tầng mình tu để thay đổi cái nhìn của mình và thay đổi lối sống của mình.
Tiếp theo là tâm lượng của mình phải mở ra mới được. Sau khi mình cho ra, xoa dịu, buông đi…thì tâm lượng của mình phải mở ra cho rộng để mình trở thành người đứng dưới nâng đỡ kẻ khác.
Cho nên, tầng thứ 2 gọi là Trị Địa Trụ là một sự thay đổi về quan điểm khác nữa. Tâm lượng của mình phải mở ra rộng như mặt đất. Đây là một chuyện đặc biệt. Là bởi vì khi mà
các bác cho ra, xoa dịu, buông đi, gỡ rối, nhấc bổng và mãn nguyện rồi là nhiều khi các bác nghĩ là tôi cao lắm, tôi là bồ tát này nọ v.v…Không, té ra là mình fit trở lại để cho mình thấy mình là mặt đất rộng lớn vô biên. Là để làm gì vậy? – đểmình nuôi dưỡng, thấy tất cả chúng sinh, và mọi người đều là những cây cả.
Cho nên khi mình cho ra, bây giờ mình là mặt đất cho ra năng lượng để cho cây nó sống. Khi mình xoa dịu, những cây nó bị cháy nó mất đi thì mình làm cho nó có những hạt mới để mà nó sẽ mọc lên lại.
Nhưng sau khi sống với mọi người một thời gian rồi, Mình thấy ‘Ô, mình làm việc này việc kia đủ thứ, nhưng rồi mình thấy mình vẫn chưa có kiến giải của Phật, Bồ Tát’. Mình sống với mọi người, sống với giá trị quan văn hóa của chúng sinh nhưng mình chưa có làm sao để mà đem giá trị quan văn hóa của Phật, Bồ Tát vào trong người, trong tâm của mình. Tức là mình cũng còn nghĩ theo kiểu người đời lắm. Mình phải nghĩ theo kiểu ông Phật, Bồ Tát mới được. Do đó, bước thứ 3, gọi là Tu Hành Trụ là một phần đặc biệt vô cùng. Khi đó, các bác phải nhập
thất, bác phải đọc kinh, đọc sách, học thuộc lòng kinh điển hoặc là bác phải học thuộc lòng câu chú, đọc đi đọc lại câu chú đó, bác đi vào trong cảnh giới chư Phật, chư Bồ Tát.
Cho nên đây là phần rất là quan trọng, là phần đóng cửa lại để mình tu. Một truyền thống rất lớn của tông phái của mình, truyền từ Hòa Thượng Tuyên Hóa xuống, là người nào cũng phải đi nhập thất cả. Đi từ 2 ngày, 3 ngày, 7 ngày đến 2 tháng, 3 tháng. Nhiều khi 1 năm, 2 năm, 3 năm v.v…
Tất cả những vĩ nhân, từ xưa đến nay, lúc nào họ cũng có một thời gian mà họ tự tu. Họ đóng cửa lại họ tu. Thời gian này rất là huyền bí.
Ngay như Đức Phật cũng vậy. Khi Ngài nhập thất là 6 năm, gọi là 6 năm hành đạo cực khổ, và 49 ngày Ngài ngồi trước khi giác ngộ cũng là một loại nhập thất. Một loại tu kín. Tu để chính mình đi vào trong tâm của chính mình.
– Trị Địa Trụ: sứ mạng đó trở thành thật sự là cái tâm rộng rãi vô cùng. Rộng rãi với người đời, gọi là Nhập Thế.
– Tu Hành Trụ: đi vào con đường tĩnh tâm, lắng tâm. Đi nhập thất, gọi là Xuất Tục. Con đường này hay lắm, đi từng bước, từng bước. Ngày hôm nay thầy chỉ nói ba bước này thôi vì không có giờ. Khi nhập thất thì bác tu cái gì? tu Bảo Bình. Bảo Bình để chuyển hóa tất cả những gì trong A-Lại-Gia Thức của mình. Phải có BảoBình mới được.
Có từng bước từng bước tu như vậy. Vừa vô là Phát Tâm Trụ, thay đổi cái nhìn, thay đổi mission, sứ mạng. Kế đó là mở tâm rộng rãi để đi vào đời nhập thế liền. Rồi sau đó, ra khỏi đời, đi vào con đường tĩnh lặng gọi là Tu Hành Trụ.
Cám ơn các bác đã lắng nghe ngày hôm nay. Hy vọng là các bác sẽ phát tâm và theo phương pháp tu hành của thầy. Thế nào bác cũng nên bỏ một thời gian ra để mà tịnh tu. Tạo Hiền Sơn Trang lúc nào cũng mở cửa để đón nhận các bác.
Chúc các bác một ngày tươi đẹp và với cà phê pháp sáng nay, chúc các bác thưởng thức ngon lành, để thế nào cũng vui và tỉnh.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.