Các Bác, các anh chị thân mến. Good morning, đây là Dharma Espresso cho ngày hôm nay. Thưa các Bác, mình nói từ Vọng tâm tới Chân tâm rồi, nhưng mà sự nối kết giữa Vọng tâm, Chân tâm và cái thân xác như thế nào, tu thân như thế nào để chuyển hóa tâm, thì dường như chúng ta chưa nói tới. Thầy muốn kể cho các Bác nghe một câu chuyện rất là quan trọng, từ đó chúng ta mới hiểu được cái sự tiến bộ của cái người theo Taoism, là người Đạo giáo. Bởi vì Đạo giáo, Taoism, ở trong nước Tàu rất lâu rồi. Nó bắt đầu từ những phong tục, những bùa chú mà mình gọi là Shamanism. Từ từ nó phát triển thành một organized religion, là một tôn giáo có tổ chức. Từ cái tôn giáo tổ chức đó, có giáo nghĩa, có những người đi dạy đạo, có những Đạo quan. Nhưng mà trước đó, Đạo giáo không có ai có Đạo quan cả. Giống như Chùa mình gọi là Chùa, Đạo giáo gọi là cái Quan hay là Đạo quan.
Thưa các Bác, sự phát triển của Đạo giáo rất đặt biệt, nó không bắt nguồn từ chỗ mình thờ kính thiên nhiên, mà mình tìm được, nắm được, biết được những năng lực vô hình. Trải qua ngàn năm, tới cái thời nhà Tống, mình gọi là Nam, Bắc triều Tống, thì Đạo giáo bắt đầu có những phân chia, có những người tư tưởng rất giỏi, tu hành rất giỏi, họ bắt đầu đặt những câu hỏi mà ngày hôm nay chúng ta hỏi: “Quan hệ của Thân và Tâm như thế nào?”, “Tại sao Đạo giáo nói chuyện tu hành?”, “Tu hành đó là gì nhỉ?”, thì xuất hiện một vị, vừa là một học giả, vừa là một hành giả tên là Trương Bá Đoan. Ông này sinh năm 987 và ông mất vào năm 1082; sống gần 100 tuổi, là một trong những ông tiên. Ông này trực tiếp học từ ông tiên Lã Đồng Tân, và ông này bắt đầu đi ngược lại những truyền thống Đạo giáo hồi xưa.
Đạo giáo hồi xưa nghĩ tới bùa chú, mê tín, vân vân. Ông này là một người trong văn hóa khai mở; và ông nói “không”, không phải bên ngoài đâu, mà là bên trong. Ông nói, hồi xưa, người ta hay đi tìm Trường Xuân Bất Lão, ông này nói “không”, không phải Trường Xuân Bất Lão bên ngoài, mà là bên trong người mình. Và sự chuyển kim khí thành vàng đó, là sự chuyển hóa của nội tâm. Do đó bắt đầu một cái thuật ngữ rất quan trọng, là “Luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, và luyện Thần nhập hư”. Đó là cái phương thức làm sao luyện sức nóng trong người mình, luyện sức nóng luyện để trở thành một cái năng lượng nội tại gọi là Energy. Sức nóng này hội tụ kinh khủng lắm. Tinh là sức nóng bên ngoài thôi, nhưng mà nó chuyển thành nội tại rất mạnh. Sức nóng đó lên tới Solar Plexus, từ đó nó chuyển hóa lên trên đỉnh đầu của mình. Gọi là “Luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí nhập Thần”. Thần là đỉnh đầu, trên đó có chỗ gọi là cung Ni Hoàn, Ni Hoàn là chữ mà họ mượn từ kinh điển Phật giáo, Nirvana là Ni Hoàn. Từ đó mình bắt đầu nhập hư, nhập hư là tới chỗ bất nhị. Tức là quá trình tu luyện đó là không còn là bên ngoài nữa các Bác, và nhất là họ nói thêm một câu rất là đặt biệt nữa gọi là: “Ngũ Khí Triều Nguyên”, là năm cái năng lượng trong Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Tu làm sao trở về gốc gác của nó. Gốc gác của nó chính là tâm linh. Do đó họ thiết lập ra được cái quan hệ giữa thân và luyện thân này như thế nào để khắc phục Vọng Tâm và đạt tới Chân Tâm. Đó là một sự phát minh độc đáo nhất ở trong văn học của Đạo giáo; và ảnh hưởng đó lan truyền ra khắp mọi nơi; đi vào trong Phật giáo, con người Phật giáo của mình. Vì thời Tống bắt đầu chịu ảnh hưởng rất lớn về cái dụng từ, dụng ngữ. Chữ Đạo, là chữ thuần túy của những người Đạo giáo được áp dụng extensively hoàn toàn trong kinh điển nhà Phật.
Khi ngài Trương Bá Đoan chết, có một người cũng vô cùng nổi tiếng, lại là một người thực hành rất thâm sâu, có kinh nghiệm còn sâu sắc hơn cả ngài Trương Bá Đoan nữa, gọi là “Hậu Sinh Khả Úy”. Người này là ai? chính là ông Vương Trùng Dương. Các Bác có nghĩ rằng là ông Vương Trùng Dương này và nhân vật trong chuyện Kim Dung là một không? Thì cũng có tựa tựa tên như vậy. Ông Vương Trùng Dương trong lịch sử là một nguời cực kỳ sáng suốt, một nhân vật không phải võ công cao cường, nhưng là một nhân vật tu luyện thâm sâu vô cùng. Ông Vương Trùng Dương này là người dạy tất cả đệ tử làm sao mà năng lượng của ngũ tạng trong người mình phải hội tụ lại.
Hội tụ lại nghĩa là gì? Là hài hòa lại. Ông nói như thế này: “Tâm của mình là cái nhà của Thần, là Spririt; Gan là nhà của cái Hồn, gọi là Soul; Thần là cái nhà của Tinh, là Vitality; cái Phổi là cái nhà của Phách, có nghĩa là communicative, community đó, communicative là liên lạc, liên hệ, community là một cái tập thể; và Tỳ là năng lượng của Ý chí, hay là Will power.” Ông nói rằng tất cả những năng lượng đó mình làm sao mà hội tụ lại, trở về nguyên bản của nó, trở lại lúc nó chưa có phân ra làm năm. Khi mà bản chất của một phân ra làm năm trở thành năm cái loại khí trong Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Tu một hồi rồi, thì năm năng lượng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận này hội tụ lại và Chân Tâm sẽ hiển hiện ra.
Đó là triết lý căn bản nhất của người Đạo giáo, gọi là Internal Alchemy, có nghĩa là sự tu luyện chuyển hóa nội tại, và đó là một bước cách mạng của Đạo giáo. Rất tiếc là sự cách mạng đó không được giữ cho tới ngày hôm nay nữa. Các Bác biết là Đạo quan không phải bùa chú, thì cũng là thần thông quảng đại, nói những chuyện trên trời, dưới đất, mê tín và đồng thời từ từ người ta không còn biết cách làm sao “luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần nhập hư”. Và người ta đã quên cách làm sao mà cho ngũ tạng hội tụ chân khí, gọi là Quy Nguyên, cho nên ông Trương Bá Đoan viết một cuốn sách gọi là “Ngộ Chân”, ngộ chân nghĩa là giác ngộ Chân tánh của mình; là điểm chính của con đường này. Ông Vương Trùng Dương sáng lập ra một phái gọi là Toàn Chân, mình dịch ra tiếng Mỹ gọi là Complete Reality. Phái này dạy cho con người mình thức tỉnh, chứ không có mê muội. Rất tiếc là câu chuyện của Kim Dung làm cho mình nghĩ rằng là phái Toàn Chân này chỉ là phái võ nghệ lung tung, và là phái ở gần phái Cổ Mộ của cô Tiểu Long Nữ. Thật ra đó chỉ là chuyện giả sử thôi, thật ra ông Vương Trùng Dương là một người rất độc đáo ở trong Đạo gia, và đã làm một cách mạng rất lớn, đào tạo rất nhiều người đi theo con đường chính đạo.
Tóm lại, bài hôm nay nói rằng sự kết hợp của Thân và Tâm không phải Phật giáo mới có mà thôi, mà chính trong Đạo giáo đã nói rồi.
Trong nhà Phật của mình, thì mình nói là mình phải ngồi tĩnh lặng, để mà mở ra từng tầng ánh sánh, xuyên phá từng tầng ánh sáng, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Còn bên Đạo giáo thì nói rằng hãy để cho năm khí trở lại nguyên dạng của nó gọi là “Ngũ Khí Triều Nguyên”.
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện