Thưa các bác, có người hỏi ‘Dạ thưa Thầy, thế nào là cái bản ngã quá bự, quá lớn?’ Thầy mới mỉm cười hỏi bác ‘Chắc là bác cũng có nhiều kinh nghiệm với những người đó hay sao?’ Bác mỉm cười nói rằng ‘Dạ đúng rồi thưa Thầy, con gặp hàng ngày!’ Thưa các bác, Đức Phật không hề nói bản ngã quá lớn, lớn tức là mình có thể đo lường được.
Ngày xưa trong nhà Phật không hề có chuyện đo lường cái ngã, ngã lớn, ngã nhỏ. Có ngã là có kẹt rồi, chứ không kể là lớn hay nhỏ. Nhất là vị ngã tức là tâm thức lúc nào cũng hướng về mình, ích kỷ thì cái đó thế nào cũng làm cho cuộc sống của mình không có đẹp lắm.
Nhưng bây giờ hãy nói cái ngã đó là big ego đi. Nói như vậy để làm chi? – để cho mình dễ hiểu. Biểu hiện của big ego hay là cái ngã lớn này là người thích nói về mình rất nhiều. Có thể mình khoe về sự nghiệp vẻ vang của mình, thành quả mình đạt được trong quá khứ, tiền bạc giàu có của mình như thế nào đó. Hoặc là mình khoe khoang về con cái. Khoe khoang sự thành công của con cái do mình giáo dục mà nên. Bằng cách này hay cách khác, mình khoe, có người khoe tế nhị, có người khoe dữ dội một chút, mình gọi là nổ đó. Có nghĩa là mình không có khiêm hạ. Hạ tức là hạ mình xuống, hết sức là khiêm nhường, khiêm tốn. Mình để mình phía sau người ta một chút, chứ không bao giờ để mình ngồi lên trên người ta. Nhưng thường thường là mình ‘nổ‘ thì mình không thể nào là không để mình hơn người ta được. Mình nói làm sao cho người ta cảm thấy là người ta bị lép vế, bị hạ bệ hơn.
Do đó bên ngoài, rõ ràng người có ngã lớn là người lúc nào cũng không chịu lắng nghe người khác, không bao giờ hỏi han chuyện của đối phương cả. Không bao giờ hỏi thăm hay là hỏi để cho biết những cái đẹp của đối phương, của người mà mình đang nói chuyện. Không bao giờ đâu. Người có ngã lớn là họ chỉ lo làm sao để được người ta khen thôi, làm sao impress người khác, impress là tạo ấn tượng cho người khác. Người có ngã lớn thường là người có chức vụ, dựa vào đủ thứ chuyện cả. Những cái dựa đó làm cho họ có sự bất an.
2- Thứ nhì là họ có cái thói hướng ngoại. Lúc nào cũng nhìn ra bên ngoài thôi, không nhìn vào bên trong. Do đó, tâm của họ thường thường ít khi có giá trị tâm linh cao đẹp được.
3- Thứ ba là họ rất thích bắt bẻ người khác để mà bắt người ta theo mình. Chính mình là tiêu chuẩn của vũ trụ, mình là cái rốn của vũ trụ mà. Cho nên làm sao mà mình có thể sai được. Bắt người ta theo mình thường thường là làm cho mình khó chịu vô cùng, mình nghe là đã khó chịu. Bắt phải làm cái này, đừng có hỏi, bắt phải làm thế kia, đừng có tham gia ý kiến. Phải theo đi, làm cho tới nơi. Cái chuyện bắt bẻ người ta bắt nguồn từ chỗ là mình nghĩ rằng mình có vị trí cao hơn người khác.
Cũng nguy hiểm lắm, làm vị trí nào mà mình cho rằng mình cao hơn người ta thì thế nào là người dưới họ cũng cảm thấy có pressure. Rất dễ là họ sẽ không vui.
4- Đối với chuyện bản tính thích hướng ngoại đó, còn có một đặc tính thứ tư nữa là nhiều khi là mình thiếu khả năng và thiếu sự huấn luyện để mà phản tỉnh và hổ thẹn về những cái lố bịch của cái tôi. Thiếu phản tỉnh, không đặt câu hỏi trở lại về chính mình như thế nào. Và rồi mình cũng không bao giờ mà mình hổ thẹn về những cái gì mà mình nói ra quá lố bịch. Hổ thẹn đây không phải là hổ thẹn vì mình làm sai, hay làm lỗi lầm mà hổ thẹn là vì cái mặt của mình nó lò ra nhiều quá. Ví dụ như trong đám đông, mình đứng nói cho to cho lớn, cho người ta biết tới mình. Hoặc là lúc nào mình cũng làm như thế nào đó để khởi lên sự chú ý của người khác.
Điều này là vì mình sự huấn luyện về phản tỉnh. Nói như thế rồi, thì bây giờ mình phải cần làm những cái gì?
Đối với những người có big ego, có bản ngã lớn thì các bác có thể nói nhỏ nhẹ, chứ mình không cần đánh lộn với họ đâu các bác ơi. Mình phải làm sao để mình giúp cho họ có cái duyên để họ học đạo. Khi có duyên thì thế nào các vị thầy, các đạo sư họ cũng có cách để mà họ giúp. Khi mà họ giúp thì thế nào cũng có những điểm như thế này. Đối với những người có bản ngã lớn, có 3 chuyện để họ có thể làm để giúp cho họ thấy được bản ngã, hay là thấy được đặc tính mà mình gọi là tâm thức vị ngã:
1- Là cho họ tập làm sao nhắm mắt và thư giãn mắt để con mắt từ từ hướng nội chứ không hướng ngoại. Đây là công phu đầu tiên để cho những người có bản ngã lớn để họ có thể quay trở lại. Nếu bác làm chủ một công ty, khi đi họp, bác nói: ‘Thôi, bây giờ các anh em mình nhắm mắt lại nghe, thư giãn mắt ra, để tròng mắt nhìn vào chóp mũi’. Đó là ngôn ngữ thân thể rất quan trọng. Cái chóp mũi giống như là cái mặt của mình, cái bản ngã vậy. Khi con mắt nhìn vào mũi giống như là tâm thức của mình bắt đầu đi vào, hướng vào chính mình.
2- Nếu mà mình có giờ sâu hơn nữa, đối với những người có bản ngã lớn mà họ chịu học đạo thì mình nên engage họ tức là đem họ vào trong con đường để mà họ nhìn vào hơi thở. Nhìn vào hơi
thở tức là nhìn vào sự sống. Mình dạy cho mình làm sao thở nhẹ đi. Thở nhẹ thì cuộc sống nhẹ nhàng, lời nói nhẹ nhàng. Do đó mình sẽ cảm nhận được sự lố bịch trong lời nói cũng như là trong
cách mà mình diễn đạt cái bản ngã của mình. Cho nên, nhìn vào hơi thở mà thở nhẹ, rất là quan trọng.
3- Tăng thêm phần tâm thức sâu hơn nữa. Bây giờ mình hãy giúp cho họ quán một hạt giống quang minh. Hạt giống quang minh là một hạt giống làm cho mình thấy được bản ngã của mình dễ dàng nhất, vì quang minh là chơn tâm mà. Cho nên, nhiều khi mình dạy cho người ta, nhờ qua dạy cho người ta mà mình dạy cho chính mình, là mình mở ra đức tính khiêm tốn, khiêm nhường, khiêm hạ, đức tính là lúc nào mình cũng có chút xíu phần không vị ngã. Mở ra được bằng cách quán một chủng tử tự, một hạt giống quang minh nào đi.
4- Tập quán sát tất cả mọi chuyện giống như bụi bặm, và mình là ánh sáng. Bụi nhảy lăng tăng
rồi từ từ nó chìm xuống, trong khi ánh sáng xuyên suốt. Bụi là gì? là những hành động mà mình đã sống, đã làm trong đời. Mình ngồi và mình hãy nhìn lại những bụi bặm đó cho nó rơi xuống và nó biến mất đi. Mình bắt đầu mình nhìn lại được chính mình. Mình thấy được những sự lố bịch, mình nhìn lại được những điểm mù của mình, những sai lầm, những cái ‘nổ‘ của thời điểm đó. Lúc đó mình sẽ hổ thẹn, nhiều khi mình chỉ mỉm cười thôi. Mình là ánh sáng, mình nhìn lại chính mình là những bụi bặm. Thành ra cách này sâu hơn một chút, nó khó hơn một chút.
tỉnh táo.