Tu Lỗ Tai
Good morning các Bác, anh chị. Đây là Dharma Espresso cho sáng hôm nay.
Thưa các Bác, anh chị, mình đã nói tới tu cái lưỡi, vì cái lưỡi nó gắn liền với con tim, mà con tim là cái chỗ sản sinh ra tình thương. Cho nên cái lưỡi là công cụ để diễn đạt cái tình thương đó. Mình nói lời hòa dịu, lời êm đẹp, lời hòa thuận đúng lúc, đúng thời làm sao đó để cho người ta cảm động, và người ta mở ra cái tình thương. Rồi mình lại nói tới tu con mắt, con mắt gắn liền với cái hồn của mình, tức là cái tinh hoa làm người của mình, gọi là Chân, Thiện, Mỹ. Con mắt mình phải tỏa ra cái Chân, Thiện, Mỹ; do đó là mình nhìn tất cả vạn sự và thấy được cái đẹp, mình nhìn tất cả những chuyện xảy ra để mình thấy được cái tánh Thiện, cái Chân Lý. Cho nên tu con mắt là một cái tu rất cao siêu, làm cho mình có thể cảm nhận, thấy được cái đẹp, và mình không bị những cái xấu kia làm cho mình mờ đi; và đó là con mắt, là tu cái gan, cái linh hồn của mình, cái soul, tức là cái tinh hoa trong người mình càng ngày càng hướng về Chân, Thiện, Mỹ.
Hôm nay thì mình nói về tu cái lỗ tai. Cái lỗ tai thì gắn liền với cái thận. Cái lỗ tai với cái thận là một cái bộ phận rất đặc biệt, bởi vì cái lỗ tai nó có hai cái lận. Hai cái lỗ tai mà nó không nằm ngay miệng của mình, nó không nằm ngay trên trán mình, mà nó nằm ở hai bên gò thái dương, hai bên sọ của mình. Tại sao vậy? Tại vì nó muốn nghe tất cả mọi chuyện ở hai bên, tất cả âm thanh, tất cả mọi chuyện xung quanh; không phải chỉ có chuyện trước mà còn chuyện sau nửa; chuyện quá khứ, chuyện của hiện tại, và chuyện của tất cả mọi thứ.
Đó là cái lỗ tai, nó muốn thu hoạch tất cả mọi thứ, chứ nó không phải như con mắt chỉ thấy phía trước mà không thấy phía sau, chỉ biết được nhìn cái hiện tại mà không thể nhìn cái quá khứ. Cái lỗ tai rất là đặc biệt, nó rất là toàn diện như vậy đó. Cho nên nó đòi chúng ta hãy làm sao, sử dụng cái lỗ tai, hai cái lận Bác, để chúng ta lúc nào cũng lắng nghe toàn diện. Cả tốt, cả xấu, cả đúng, cả sai, cả thiện, cả láu. Và các Bác thấy không, khi mà lỗ tai mình nghe tất cả rồi, các Bác thấy mình càng đi vào trong thì nó càng tối lại, giống như là vào cái hang động vậy đó. Cái hang động đó dẫn tới cái chỗ mình gọi là cái thận.
Thưa các Bác, cái hang động là nơi tối tăm, là nơi mà mình biết rằng nó đầy những sự sợ hãi trong đó. Mình đi vào động, vào hang có bao giờ mình dám đi một mình đâu? Mình cần có đèn sáng, cho nên hang động tượng trưng cho cái thâm sâu, cái đen tối, cái bóng đen, cái sự sợ hãi, những cái điểm mù; và nó tượng trưng cho cái tiềm thức, cái tâm thức rất sâu sắc trong người mình.
Như thế đó, mình phải lắng nghe như thế nào mà để tất cả chuyện đúng, chuyện sai, chuyện tốt, chuyện xấu từ từ đi vào sâu thẳm trong cái tâm thức của mình. Tại vì vậy, cho nên lỗ tai nó gắn liền với cái thận, và cái thận các Bác thấy nó nằm ở sau lưng, chứ nó không nằm ở phía trước, nó không phải nằm ngay bụng của mình các Bác ơi, nó cũng không phải nằm ngay trước ngực của mình để mình xoa được.
Như thế đó, mình phải lắng nghe như thế nào mà để tất cả chuyện đúng, chuyện sai, chuyện tốt, chuyện xấu từ từ đi vào sâu thẳm trong cái tâm thức của mình. Tại vì vậy, cho nên lỗ tai nó gắn liền với cái thận, và cái thận các Bác thấy nó nằm ở sau lưng, chứ nó không nằm ở phía trước, nó không phải nằm ngay bụng của mình các Bác ơi, nó cũng không phải nằm ngay trước ngực của mình để mình xoa được.
Thưa các Bác, bởi vậy khi mà mình lắng nghe đó, thường thường những chuyện mình nghe rồi đó, nó đi vào trong tiềm thức, nhiểu khi mình đè nén, mình cho nó đi vào trong bóng tối. Là bởi sao vậy? Là bởi mình không có cái khả năng hài hòa và tổng hợp được. Cho nên mình phải lắng nghe như thế nào? Mình nên dùng cái câu Đức Khổng tử nói. Là sao? Là lắng nghe để đạt tới nhĩ thuận. Ngài Khổng tử có nói rằng, khi mình tới cái tuổi sáu mươi, mình mới đạt được cái khả năng đó. Cái khả năng lắng nghe mà không chống báng, không chống lại, không theo cái này, bỏ cái kia. Mình nghe để mình thấy được cái cội nguồn của cái người nói câu chuyện và của cái câu chuyện. Do đó gọi là Nhĩ thuận, lúc nào cái lỗ tai mình nghe mà cũng thuận được cả đó.
Nhưng mà nói sâu sắc để giải cái chữ đó, thì mình phải nói theo cái tên của vị Bồ Tát mà chúng ta rất là quen thuộc, đó là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Quán có nghĩa là lắng nghe, chứ không phải là chỉ nhìn thôi. Quán Thế Âm là lắng nghe cái lời của chúng sinh. Để chi vậy? Thì đây là cái chìa khóa chúng ta tu cái lỗ tai. Mình lắng nghe để mình biết được cái nội tâm. Nhiều khi những người nói đầy những đau khổ, nhưng mà miệng họ nói toàn chuyện danh, chuyện lợi, nhưng trong đó là những sự bất an, đau khổ. Hãy lắng nghe được cái sự đau khổ đó, mình cảm thông, làm cho họ mất đi cái sự sợ hãi. Mình lắng nghe để cảm đuợc cái nỗi khổ trong lòng chất chứa nhiều năm, nhiều tháng của họ. Nhiều khi mình lắng nghe, để cảm nhận cái intention, gọi là cái động cơ của họ. Nhiều khi cái động cơ của họ muốn trả thù, muốn giết người này nọ, nhưng mà cái động cơ phía sau đó lại là một cái tâm hồn đau khổ, vì đã từng bị làm cho mất mát, làm cho tổn hại, tổn thương. Nhiều khi mình lắng nghe để mình thấy được, sau lời nói đó, con người lúc nào cũng đầy những ước mong, ước cầu, nhưng mà không đạt được. Nhiều khi mình lắng nghe để mình cảm nhận được là cái sự nhỏ bé của con người mình, như cát bụi trong vũ trụ. Cái sự lắng nghe đó, càng lúc càng sâu, để mình cảm thông. Đó là lý do tại sao các Bác thấy cái lời nói, thật là vô ngại khi nó tới lỗ tai mình, đi vào trong cái màng nhĩ mình. Cho nên một cái chữ rất là quan trọng trong chữ lắng nghe này là “Cảm Thông”. Mình cảm thông được sự sâu sắc con người của mình; mình nghe để đạt được cái sự cảm thông.
Nhưng mà có một cái rất đặc biệt, là mình nên học theo Đức Quáng Thế Âm Bồ Tát, Ngài nói là mình nghe như thế nào mà mình thông tới cái chỗ Chân Tâm. Nên Ngài nói cái phương pháp lắng nghe của Ngài là “Nhĩ Căn Viên Thông”, làm cho cái Căn, cái lỗ tai của Ngài là có thể nghe toàn diện. Viên là toàn diện, Thông là cảm thông, tới tận cái Chân Tâm luôn. Mà tận cái Chân Tâm là lúc nào mình cũng thấy cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ; cái đẹp của tất cả chúng sinh, tất cả mọi người; chứ không phải là mình chỉ nghe cái nỗi khổ. Mình nghe để mình đạt tới, thấy được, cảm được, nhận được, biết được, sờ mó được. Chân Tâm mà mình gọi, là lúc nào cũng trong sáng của con người của mình.
Thưa các Bác, cái lỗ tai, đúng là một cái công cụ cực kỳ quan trọng để mình đạt tới cái sự cảm thông và cảm thông toàn diện. Cho nên, khi nào chúng ta sống cũng nên ngồi xuống lắng nghe cái người ghét mình nói, cái người giận mình nói, cái ngưòi thương yêu mình nói là chưa đủ, những người đang đau khổ nói. Nhất là những người đang có bệnh, mình hãy lắng nghe họ nói, lắng nghe những người ở dưới mình, có chức vụ dưới mình, có địa vị dưới mình; những người làm việc với mình, những người tuổi ít hơn mình. Khi mình tập lắng nghe như vậy, thì mình mới cảm thấy được, nó quá hay đi, vì nó làm cho con người mình toàn diện; làm cho người mình trở thành viên thông đó các Bác. Nhưng mà khi mình ghét người nào đó, mình nói: “tôi không thèm nghe nửa”, thì tự nhiên mình đang ngừng lại cái sự viên thông, cái sự toàn diện sẵn có của mình.
Chúc các Bác một buổi Café Pháp sáng nay ngon và tỉnh táo. Cám ơn các Bác.