116. Tay Gỡ Rối (7)

Good morning các bác, các anh chị. Đây là Dharma Espresso cho ngày hôm nay.

Bửa trước thầy có nói với các bác xuất tục và nhập thế là hai phương pháp tu khác nhau. Lúc bác ngồi thiền là nhắm mắt lại, cảnh giới tới thì mình để cho nó đi. Lúc nào mình cũng nói ‘ tôi là vô lượng quang minh ‘, mình đứng đó và nhìn ra, thấy tất cả mọi chuyện nhưng không động đậy. Tất cả cảnh giới trồi lên rồi sẽ lắng đi. Đó là phương thức rất quan trọng. Khi ngồi thiền là mình chuẩn bị tâm lý,mình ngồi đó và không động đậy.

Nhưng nhiều khi mình sắp sửa ra thiền hoặc lúc mình đang nói chuyện với người này người kia hoặc là có những chuyện gì khác xảy tới, mình không thể nào để cho chuyện nó tới rồi đi cả, mình thường hay bị kẹt dính vào trong đó. Chắc là bác không kẹt nhưng thầy là kẹt liền, thầy bị dính trong chuyện đó thì làm sao thầy ra khỏi được?

Thầy có cách. Cách đó là tu nhập thế, là làm sao mình hóa giải được điểm mù, để làm sao mình hóa giải được bản ngã, nói được tên của bản ngã(ego) của mình là gì thì thường thườn gmình giải thoát ngay.

Trong tuần này, thầy nói vài ba điểm căn bản trước khi nói tới cách đó. Điểm căn bản thứ nhất là mình nói tới cái não và tư tưởng của mình, rất quan trọng. Tại vì các bác có biết rằng vì sao mình nghĩ tới chuyện gì đó mà tay của mình nó run hoặc là chảy mồ hôi? Thí dụ như bác nghĩ tới một con rắn bây giờ đang chui xuống giường và đang bò lên, trời đất ơi, chỉ nghĩ tới hình ảnh đó thôi mà cái tay của mình đã chảy mồ hôi, stress rồi. Hay nghĩ là mình đang đứng trên tầng lầu 12, đứng ngay cửa sổ, sắp sửa nhảy xuống, trời đất ơi, thấy trong người mình, cái chân nó nhột nhột, người mình khó chịu v.v… Tư tưởng directly, trực tiếp ảnh hưởng tới cảm xúc (mood) của các bác ngay lúc đó.

Các bác có biết rằng, hễ mà mình có một tư tưởng trong đầu thôi thì cái não của mình sẽ tiết ra một chất hóa học. Khi chất hóa học này tiết ra rồi, nó sẽ truyền một tín hiệu. Tín hiệu này như là một luồng điện chạy trong não của bác, chạy trong mạng lưới của cái não. Nó làm cho mình nghĩ được, hiểu được, biết được tư tưởng đó là tư tưởng gì. Nếu mình nói, nó bắt đầu làm cho dính liền với bộ phận nói năng trong não để mình làm sao nói. Do đó, tư tưởng dính liền với chất hóa học trong não của mình, làm cho nó tiết ra và nó dính liền với tín hiệu. Bây giờ mình chỉ giải thích như vậy cho dễ hiểu thôi, chứ nếu bác nghiên cứu về neurotransmitters, về synapses, bác sẽ thấy còn nhiều cái sâu sắc hơn, nhưng nói một cách dễ hiểu nhất là mỗi tư tưởng của mình đều xảy ra một quá trình hóa học trong não. Chấthóa học tiết ra trong não, chất đó rất quan trọng, bởi vì nó sẽ làm cho trạng thái của não, gọi là nãotrạng,nó sẽ như thếnào.

Bây giờ, nếu khi mà mình chỉ ngồi nghĩ toàn những tư tưởng giận dữ, những tư tưởng không tốt, thí dụ như bác ghét một người nào đó, bác cứ ngồi đó, cứ mắng cứ chửi hoài. Trong đầu bác chửi chứ bác đâu có ra mặt chửi đâu nhưng bác phải biết rằng, trong đầu mình chửi thôi nhưng chất hóa học trong đầu bác nó tiết ra, làm cho mặt mình khó chịu, làm cho cái limbic system của mình trở thành rất là negative, làm cho mình cảm thấy khó chịu trong người (feel bad), và mình già, mình xấu bởi vì tất cả những chất hóa học đó sẽ làm cho da mặt của bác nhăn,sẽ làm cho người của bác mất sức đi. Các bác biết là nhiều khi thầy giận quá thầy drain, thầy cảm thấy là mình hết sức,hết hơi luôn, mình chết luôn, mình đập xuống, mình nát luôn. Là bởi vì saovậy? Bởi vì khi mình nghĩ tới tư tưởng gì xấu, nó sẽ làm cho mình đau khổ vô cùng. Bác cứ tưởng tượng là có rất nhiều người họ rất hứng thú về những chuyện xấu, thị phi nhưng họ không biết rằng họ càng nói xấu thì càng lúc cái não của họ càng xấu hơn và người của họ toát ra mùi hôi, cũng như là da dạng, mặt của họ, người ta ít thích chơi lắm. Bác làm kiểu gì thì làm, cũng không làm sao cho người ta thích bác được cả.

Cho nên khi trong lòng của mình có nhiều chuyện tiêu cực (negatives) quá, thì từ từ mình thấy số người mình chơi càng ngày càng bớt đi, bởi vì họ cũng không muốn. Giữa não và não với nhau, họ muốn làm sao cho khỏe khoắn, họ không muốn tìm cái người lúc nào cũng tiêu cực cả. Cho nên đó là một bài học lớn cho mình. Mình đừng có nghĩ tiêu cực, mình nghĩ tiêu cực là chính mình hại cho cái não của mình, mà cái não của mình suy yếu đi, làm cho hệ thống miễn dịch của mình suy yếu theo, theo như lời bác sĩ nói.

Nhưng ví dụ như là bây giờ bác nghĩ một tư tưởng tốt thì sao? – Khi mình nghĩ một tư tưởng tốt, hình ảnh tốt, hay là khi bác appreciate, bác cảm kích một người nào, bác cảm ơn, bác để tay trên ngang ngực và nói ‘tôi cảm ơn chị và anh, tôi cảm ơn bác’, hoặc là cảm kích một cảnh đẹp xung quanh, thì tự nhiên trong não mình cũng tiết ra một chất. Chất đó làm cho thân khỏe, mình feel good, tức là mình cảm thấy đẹp đẻ, tốt đẹp, làm cho mình cảm thấy giống như điện chạy thuận hơn trong người mình, người khỏe hơn. Cái đó rất quan trọng. Thì ra là tư tưởng ảnh hưởng tới thân thể và sức khỏe của mình.

Tại sao thường thường mình làm cảm kích (appreciation), thường thường mình phải cảm ơn, thường thường mình phải nghĩ tốt? – là vì tất cả những cái đó làm cho thân thể của mình thay đổi. Hễ càng nhiều tư tưởng tốt, vui, đầy cảm kích, đầy cảm ơn, đầy cái tốt lành, tích cực (positives), thì lạ lắm, người mình mạnh hơn, trắng hơn, khỏe hơn. Chỉ như vậy thôi, rất giản dị, dễ hiểu nhưng mình không biết sử dụng tư tưởng của mình.

Mình không biết rằng, nhiều khi, trong một ngày mình có cả 20 ngàn tư tưởng để xài, nhưng nếu mình không biết xài 20 ngàn tư tưởng đó, mình chỉ ngồi nghĩ tầm bậy, tầm bạ không,tiêu cực không, mình vô con đường gossips, thị phi, nói xấu, vô con đường vạch lá tìm sâu, vô con đường lúc nào cũng soi mói, tìm lỗi lầm người kia, lúc nào cũng nhìn điểm xấu cả thì các bác có biết rằngcáingườimà bác hạiđầu tiên không phải là người ngoài mà là chính mình. Chính mình bắt đầu làm cho sức khỏe của mình yếu đi, chính mình làm cho mình già đi, không hiểu tại sao mà mình có những bịnh kỳ cục, kinh niên v.v… không khỏe được, không ngồi thiền được, là bởi vì tự mình làm hại đi sức khỏe của não mình. Chuyện giản dị nhất là chúng ta hãy nên nói những lời tích cực, nên chia sẻ những niềm vui với nhau và lúc nào mình cũng move on. Move tức là tiến tới, mở lòng ra, tinh thần cởi mở ra và lúc nào mình cũng bắt đầu bằng chuyện nghĩ xa hơn một chút. Thưa các bác, đó là chuyện căn bản đầu tiên để bước vào con đường nhập thế, gỡ rối. Não của mình lúc nào cũng đều phải positive mới được.

Thầy cảm ơn các bác đã lắng nghe. Con đường này sẽ tiếp tục, nhiều chuyện sẽ tiếp tục hơn nữa. Thầy cũng cảm ơn các bác đã tham dự chương trình học bồ tát đạo cuối tuần vừa rồi và lúc nào thầy cũng cảm ơn các bác đã quan hoài, giúp đỡ trung tâm iB, chương trình iTC, chương trình học đạo, để cho càng ngày càng có nhiều người phát tâm hơn.

Chúc các bác một ngày vui, khỏe và tỉnh.

ThầyHằngTrườngthuyếtgiảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.