59. Halloween dưới ánh mắt Phật giáo – 2

Thưa các bác, các anh chị, có một anh chàng tên là Jack, người Ái Nhĩ Lan hồi xưa.  Anh chàng này, trên đường về chơi, sau khi uống rượu, gặp con quỷ.  Thấy quỷ, anh sợ quá, mới trói con quỷ lại, nhốt nó trên một cái cây, dùng mẹo, anh lấy tay viết chữ thập trên cây, con quỷ chạy ra không được.  Khi con quỷ muốn ra, anh ra điều kiện: ‘Nếu ta thả ngươi ra thì ngươi phải làm sao cho ta không bao giờ đọa địa ngục mới được nghe chưa, phải giúp ta như vậy mới được’. Con quỷ bằng lòng, anh mới thả con quỷ ra.  Đến khi anh này già, chết, vì tội lỗi anh đã từng làm quá nhiều, ăn, uống rượu, nói láo, đủ thứ cả cho nên anh không được lên Thiên Đàn.  Nhưng đến khi rớt xuống địa ngục, anh mới nhớ lại con quỷ.  Con quỷ giúp anh. Nó nói:   ‘Được, như vấy ta sẽ giúp cho ngươi’ bằng càch là con quỷ này mới lấy lửa của nó liệng cho anh.  Anh lấy một quả turnip (tức là một quả bí gì đó) để giữ cho ngọn lửa này sáng.  Vì vậy, anh không rớt vào địa ngục nhưng anh cũng không ở trong Thiên Đàn. Anh lang thang, nhờ ngọn lửa sáng của con quỷ đưa mà anh mới sống được. Quả turnip này trở thành quả gọi là pumpkin, quả bí dễ dàng để khắc hơn.  Do đó, mình có chuyện rất vui trong ngày Halloween, tức là mình khắc trái bí đó. 
Chuyện đó là một cái đẹp của Halloween. Đương nhiên là tất cả cái này đều là truyền thuyết, nói để cho make sense thôi.  Phật giáo thì mình đã nói rồi, mình make sense bằng cách là mình nghĩ tới chuyện khắc trái bí cũng như là mình làm cho rỗng hết tất cả những chấp trước của mình, thành kiến của mình, để cho mình tự tại.  Ánh sáng của chân tâm mình nó ló hiện ra. 
Còn một chuyện rất hay nữa là nhờ Halloween, mình mặc những bộ áo quần ghê gớm vô cùng.  Đó cũng là một truyền thống bắt nguồn từ bên Ái Nhĩ Lan ra, rồi từ Âu Châu truyền qua Mỹ.  Tới Mỹ thì càng lúc càng khác, được thương mại hóa thì càng lúc càng không còn giống như hồi xưa nữa. Nhưng cái hay của truyền thống mặc những đồ này là hồi xưa người ta nói rằng, con quỷ tới từng nhà, sau ngày người ta có harvest, mùa màn xong, con quỷ tới xinblessings. Nếu mà cho nó đồ ăn thì nó sẽ giúp cho, đem tới chuyện mưa thuận gió hòa, đem tới những điều tốt lành, đem tới những điều may mắn (fortunes). Bây giờ thì nó trở thành một truyền thống khác hoàn toàn, mình chỉ dùng chuyện đó như là một chuyện chơi thôi.  
Đặc biệt hơn nữa, hôm qua mình đặt câu hỏi, nếu có những áo quần xấu ác như vậy thì bây giờ làm sao để cải thiện cho nó trở thành tốt hơn? Thưa các bác, chuyện đó không quan trọng bằng ý nghĩ như thế này.  Trong một năm, mình có ngày Halloween là mình mặc áo quần gì cũng được, giả dạng thành một người nào mà mình thấy thích nhất hoặc là rất thích thú.  Người đó có thể là Dracula, người đó có thể là ông Pop, người đó cũng có thể là một vị thánh, một vị Phật, hoặc là bất kỳ một vị nào mà mình mong muốn.  Nhìn vào có thể rất là đẹp hoặc là mặt mày rất là xấu ác.  Ngày hôm qua, thầy còn thấy Scott đeo mặt nạ của ông Donald Trump tới nữa, cũng vui lắm.  Hoặc là mình chỉ ăn mặc bình thường hoặc là mình làm bất kỳ cái gì.  Mình có một ngày mình giả dạng một người nào đó cho mình vui hoặc là cho người khác vui.  Nhưng mà sự giả dạng đó nhiều khi rất là hay bởi vì không một người nào trong ngày hôm đó có thể phê bình, phê phán (make judgment được).
Những người xấu xa mà mình giả dạng, có người giả dạng thành quỷ, thành Ninja, thành kẻ ác, thành những người dễ sợ vô cùng, mà không một người nào phê phán cả.  Sự thật trong cuộc sống của mình là nhiều khi mình đóng những vai trò đó, mình làm những chuyện xấu, làm chuyện ác và lúc nào mình cũng bị phê phán,lúc nào mình cũng bị người ta nói rằng mình là kẻ không tốt, là cặn bả của xã hội v.v…Nhưng trong ngày Hallowen thì không ai nói chuyện đó cả. Nếu mình giả dạng làm Phật, làm Chúa, làm bồ tát v.v…thì mình cũng được rất nhiều chuyện vui vẻ tới với mình.  Nhưng trong cuộc sống thật sự, nếu mình là Phật, là bồ tát, là Chúa v.v…thì lúc nào mình cũng được sự cung kính cả và mình tiếp tục được sự cung kính đó.  Các bác thấy rõ ràng là vai trò xã hội đó lúc nào cũng được người ta tôn trọng, nhưng ở trong Halloween thì sự tôn trọng lại không có, chỉ là niềm vui thôi. Các bác thấy không, té ra con người của mình có những góc độ mà mình phải đóng, góc độ mình sẽ đóng.  Góc độ mình sẽ đóng tức là gì? – tức là những vai trò, tên tuổi, type người mà mình phải có.  Mình đóng xong rồi, có một ngày đẹp trời nào đó, khi mình chết thì nó sẽ biến mất.  Hoặc là khi mình bịnh liệt giường, liệt chiếu thì mình sẽ thấy là danh hiệu đó chẳng có cái gì, vai trò mình đóng cũng chẳng có gì là thiệt cả, mình chỉ đóng vai trò đó thôi.  
Ông Shakespeare nói rất hay, ông nói cả thế giới chỉ là một cái stage, tức là một cái khán đài và mỗi người chỉ là một diễn viên mà thôi. Đó là một điều độc đáo nhất, trí huệ vô cùng của ông Shakespeare.  Ông Shakespeare đã nói rõ ràng, và các bác cũng đã thấy rõ ràng, mình chỉ đóng diễn trò thôi, và khi mà mình đóng xong, tuồng hạ xuống thì mình lại tiếp tục đầu thai và diễn một tuồng mới thôi chứ không có gì đặc biệt cả.  Nhưng mà trong ngày Halloween,  thay vì mình diễn tuồng ba, bốn chục năm, một trăm năm thì bây giờ mình diễn trong vài giờ đồng hồ.  Mình đem cả trăm năm và chết một ngày.  Mình đem cả cuộc đời mình diễn trong vài giờ thôi. Đó là điều rất đặc biệt của ngày Halloween, Halloween là một ngày mà chúng ta có thể diễn (diễn tức là đóng vai người này người khác).  Nhiều khi mình phải nhìn lại vai trò mình đóng một chút.  Nhiều khi mình đóng vai trò người vợ, người chồng, nhiều khi mình đóng vai trò người boss (chủ), người tớ, người làm kỷ sư này, làm bác sĩ kia, làm cái này cái nọ v.v…và mình thấy tất cả chỉ là một thời gian giả tạm mà thôi.  Nhưng cũng có những vai trò không bao giờ thay đổi, đó là vai trò làm cha, làm mẹ, làm con, làm cái. (Bốn?) Những vai trò đó không thay đổi.  Không thể nào cha mẹ, con cái có thể thay đổi, chỉ thay đổi lúc nào mình chết mà thôi, để kiếp sau sẽ thay đổi, nhưng lúc nào còn sống thì vẫn là vai trò là cha, là mẹ, là con, là cái.  Vợ chồng có thể thay đổi vai trò ở nửa đường.  Sự thay đổi đó gọi là ly dị, hoặc là ở riêng. Lễ Halloween này làm cho mình suy nghĩ rất nhiều về vai trò mình đóng, đóng rất là ngắn hạn, bất kỳ đóng kiểu gì cũng vậy cả.  Nó làm cho mình nhớ rằng mình không nên kiêu ngạo về vai trò mình đóng quá hay, mình không nên kiêu ngạo về những gì mình tích lũy trong vai trò mình đóng, tiền bạc, tài sản, danh vọng v.v…những cái mình tích lũy đó mình đừng nghĩ là nó thiệt vì sẽ có một ngày nó sẽ chấm đút.  Có khi nó chấm dứt trong cơn bịnh, có khi nó chấm dứt khi mình nhắm mắt lại, nhưng cũng có khi nó chấm dứt khi tình thế đảo lộn.  Các bác nghĩ đi, có những bác, khi ở đất nước việt  gia đình của mình như thế nào, khi mình qua một nước khác sống định cư, các bác thấy rõ ràng là cả một sự thay đổi, cả một cái Halloween của đời của mình đấy.  Rõ ràng, bao nhiêu chuyện không ngừng thay đổi.  Những chuyện thay đổi ở tuổi tác. Lúc mình trẻ mình đóng vai trò đó, đến lúc mình già mình đóng vai trò khác, khi thành bà ngoại, bà nội, mình càng đóng vai trò khác nữa. 
Thưa các bác, sự thay đổi cuả vai trò chính là sự thay đổi của Halloween thôi. Nếu mình hiểu Halloween chính là cách để mình nhận thức được sự thay đổi không ngừng của vai trò, thì bây giờ mình mới có một cái suy nghĩ khác nữa.  Mình phải suy nghĩ là mình hãy khai mở ánh sáng không bao giờ thay đổi trong cõi lòng của mình.  Ánh sáng không thay đổi đó gọi là Phật tánh, gọi là chân tánh, gọi là ánh sáng bản tánh của Chúa, tình thương vô biên của Chúa, tình thương không ngừng lan tỏa của đức Mẹ, là đặc tánh lúc nào cũng sáng của thánh Allah.  Nếu bác nghĩ như vậy thì bác mới thấy rõ ràng là nhiều khi cuộc sống của mình là không nên tích tụ cái giả, đi theo cái giả mà mình nên làm sao phát triển cái thật, phát triển cái vô biên, vô giới hạn đó.  Đó chính là trong động tác mình khắc trái bí, bỏ cây đènsáp để cho nó sáng tỏa.  Chính là trong động tác mình đi rửa mặt của mình, đổi cái áo Halloween vào.  Chính là trong những lúc đó là những lúc mà mình phải giác ngộ hay là có cơ hội giác ngộ kẻ khác.
Có người nói với thầy: ‘tôi mất rất nhiều thời gian để lau mặt, để thay đổi áo’.  Nhưng đó chính là  những cơ hội để cho mình giác ngộ, những lúc để mình nhìn lại cuộc đời chính mình và giác ngộ, thấy rõ ràng tất cả đều là một cái Hallowen.  Như ông Shakespeare nói, đây chỉ là một cái khán đài và chúng ta, mỗi người đều là những diễn viên mà thôi.
Cám ơn các bác đã lắng nghe và chúc các bác một ngày vui, khỏe và tỉnh.