24. Tại sao ăn chay? Ăn chay như thế nào?

    

Thưa các Bác, Anh chị, hôm nay Thầy sẽ nói tới đề tài ăn chay, và Thầy sẽ nói nhiều lần, nhiều kỳ. Nhưng mà kỳ sơ khỏi này Thầy sẽ nói tới Tâm thức tại sao mình ăn chay? Cái Tâm thức mà mình muốn biểu hiển cái lòng thương, cái từ bi, cái tánh mà mình không muốn tổn hại cái sinh mạng của chúng sinh; bởi vậy cho nên mình không muốn ăn thịt  của chúng sinh, không muốn ăn thịt đỏ, không muốn ăn con vật nào mà bị giết vì mình, trực tiếp hay gián tiếp; mình giữ không muốn ăn thịt của chúng sinh. Đó là cái giới căn bản nhất của Phạm võng, là giới sát đó các Bác. Cho nên mình giữ giới Bồ tát và mình giữ giới trong kinh Phạm võng; thì mình nhất định mình ăn mặn, gián tiếp hay trực tiếp, mình không làm cái nhân, cái duyên để chúng sinh nó chết vì mình.

Bây giờ, gián tiếp thì mình thấy rất nhiều, là bởi vì ăn chay bây giờ họ lại chia ra: lactose vegetarian, tức là ăn chay mà uống sữa được, ăn cheese, này nọ. Mà bây giờ mình cũng thấy đó là cũng không phải gián tiếp. Từ đó mình cũng bị bịnh nhiều lắm, họ ăn chay lại ăn trứng, và trứng có nhiều loại lắm. Vì bây giờ mình có trứng công nghiệp, là trứng không trống, té ra còn vô nhân đạo hơn là trứng có trống. Là bởi vì con gà công nghiệp đó, được nuôi bằng cách bơm đồ ăn vào miệng và được nuôi ở một cái thời gian để cho nó sản xuất cho mau, cho lẹ. Với cái đèn nhân tạo, với cái lồng, cái chuồng với những nơi mà mình biết không thích
hợp cho một cuộc sống của một động vật, là con gà. Cho nên mình không nên ăn trứng gà, trứng gà công nghiệp không nên ăn. Có nghiều người thì họ vẫn ăn trứng, ăn đồ mà có sữa, cheese, vâng vâng, thì mình nên tránh. Những cái đó, là những hành động gián tiếp để mà tiếp tục cái chu kỳ, gọi là bạo động. Người bạn của Thầy khi nghe Hòa thượng Tuyên Hóa nói cài câu: “Tại sao mình không ăn mặn? Là vì mình muốn chấm dứt cái chu kỳ sát sinh, chấm dứt cái chu kỳ bạo động đó.” Cho nên mình không ăn mặn nửa, mà ăn chay.

Có nhiều người nghĩ rằng, ăn chay có thể ăn cá. Nhưng mà cá cũng là động vật vậy các Bác. Tội nghiệp nó, không nên ăn. Mà ăn cá là còn là một sự sát sanh dễ sợ hơn nửa; cá là mình phải bắt còn sống, còn thấy rõ ràng nửa.

Động cơ làm mình ăn chay  là mình không muốn tổn hại chúng sanh. Cái động cơ đó, không vị ngã, không vì mình. Các Bác thấy đó, trong cái vũ trụ ăn chay, bây giờ người ta có những người ăn chay, nhưng mà người ta vẫn ăn những thứ mà Đức Phật gọi là hôi đó. Nó tạo ra sự kích thích, ăn hành, ăn tỏi, ăn hẹ, ăn kiệu, ăn boro, gọi là ngũ tân đó các Bác. Những cái thứ này đối với người Phật giáo tu hành cũng nên tránh, đừng nên ăn; lâu lâu mà lỡ phạm, mình không thể trách được. Nhưng mà mình cố ý mình ăn, thì không nên, mình biết rồi mà mình ăn cũng không nên.

Thường thường những cái đồ bao, mà nó bọc lại trong cái thùng, cái hộp, vâng vâng, thì mình phải nên cẩn thận. Nếu mà các Bác trong chùa chiền thì mình càng không nên ăn boro, và trứng gà. Hai cái thứ này, bất tịnh vô cùng.

Nói chung, cái động cơ ăn chay là mình không muốn tổn hại chúng sinh, mình không muốn làm chúng sinh đau khổ vì mình. Cuộc sống của mình, mình muốn cho nó nhẹ nhàng, mình muốn thể hiện cái tình thương của mình trong cuộc sống; cho nên, mình mới không ích kỷ, không vị ngã. Thì bây giờ, mình tiến thêm một chút nửa, sau khi không tổn hại rồi, mình tiến thêm một chút, mình ăn cây, ăn trái, ăn quả. Những cái thứ đó mình ăn để chi vậy? Mình ăn để trị liệu thưa các Bác. Mà trị liệu thì có rất nhiều phương pháp; các Bác ở Việt nam hay nghe một vài ba phương pháp, chẳng hạn như ăn Osawa, ăn gạo lức muối mè để trị bịnh. Phần trị liệu đó có rất nhiều cách, chứ không phải là một cách. Thầy cũng có nghe nói ăn làm sao cho nó đúng âm, đúng dương, âm dương cho điều hòa để mà trị bịnh. Thầy cũng nghe nói tới và thấy nhiều vị trong đạo tràng của Thầy đó, thì họ ăn raw food, tức là ăn cái đồ mà không hề nấu nướng gì cả. Ăn rau, ăn cải, mà họ vẫn khỏe, các Bác. Nhưng mà không phải người nào cũng làm được. Có nhiều người khác thì ăn trị liệu bằng cách là ăn trái cây mà thôi. Hoặc là uống sinh tố ép của nước hoa quả. Nhưng mà có một số người khác thì ăn đặc biệt hơn, ăn Đông trùng Hạ thảo, chỉ ăn Sâm, ăn Linh chi, ăn dược thảo thôi, chứ không ăn cái gì khác cả. Họ có thể gọi cái đó là ăn thêm, đó là một phần của cái diet, chế độ ăn uống của họ. Mình ở Mỹ, mình thấy rằng là họ có chia ra rất nhiều. Như là ăn trị liệu, như là low fat, rất ít dầu mở. Hoặc là low carb, rất ít tinh bột. Hoặc là không có đường, hoặc là đường rất ít. Mình thấy đó nó có trăm ngàn kiểu cách, nhưng mà tất cả những trị liệu đó chỉ trong một giai đoạn nào đó. Có nhiều người ăn cái gì, mình cũng thấy rõ ràng, là mình muốn thay đổi cái này, mình muốn thay đổi cái kia. Cái trị liệu đó đương nhiên là đúng đắn vô cùng, tùy trường hợp của mỗi người, mỗi bịnh. Mình ăn trị liệu xong rồi, thì mình lại tiếp tục đi trở về cái diet bình thường.

Thường thường cái ăn chay mà người ta nói nhiều nhất, dễ nhất là ăn theo cái màu của cầu vòng, tức là Rainbow color. Như cà chua thì màu đỏ, cải màu xanh, xanh đậm, xanh lợt, vâng vâng…Thì ăn nhiều cái màu đó làm cho mình có đủ chất vitamin, đủ chất bổ, vâng vâng. Nhưng mà nó đi từ cái chỗ mà không tổn hại chúng sinh, nhưng mà mình vẫn chú trọng vào cái sức khỏe của mình, tức là mình vẫn còn vị ngã, các Bác. Nhưng mà mình không vị ngã thì không được, mình ăn uống là vì mình mà chứ không lẽ mình ăn uống là vì người khác sao? Cho nên cái chuyện đó là mình phải nên cẩn thận vô cùng, mình ăn làm sao mà nó nhẹ nhàng, không tổn hại đến cái môi trường sống của mình. Tại vì nhiều khi mình cũng tổn hại cho môi trường sống của mình lắm. Mình ăn những thứ cần rất nhiều chất giết sâu bọ, nhiều cái thứ mà công nghiệp phải làm. Cho nên, cái vấn đề ăn chay là một sự giáo dục rất cần thiết. Bây giờ mình gọi là ăn Vegan, mình không ăn sữa, ăn trứng, ăn hành, ăn tỏi, không ăn những cái thứ mà mình nói ở trên rồi đó. Không ăn để mà trị liệu, mà phải ăn cân bằng vô cùng. Ăn mà chỉ ăn rau cỏ organic, là cái chất mà mình gọi là hữu cơ, mình trồng trong những cái farm, họ rất là care, quan hoài cho cái chuyện ăn uống của mình. Thành ra các Bác thấy đó, đó là một cái range của rất nhiều chuyện về mặt ăn chay, chứ không giản dị, và chúng ta không nên chấp vào một cái phương pháp thôi và cho đây là một cái phương pháp độc nhất là ăn uống thôi. Ăn uống là có nhiều phương pháp vô cùng và mỗi quốc gia lại có rất nhiều cái phương pháp khác nhau. Chứ không phải là một loại. Thầy có một người quen ở Lebanon, ông này người Lebanese, ông có một lối ăn cũng độc đáo vô cùng; và có những gia vị rất độc đáo, trị liệu rất là độc đáo, chứ không phải như mình tưởng. Và Thầy cũng quen một người ở Parkistan đó. Thì họ ăn kiểu Ấn độ, kiểu Parkistan, họ có những phương pháp trị liệu rất đặc biệt của họ để mà trị liệu, để mà làm cho mình khỏe.

Cho nên, cái vấn đề ăn chay, là cái vấn đề rất rộng rãi, nó có nhiều phương hướng lắm. Nhưng mà chúng ta hãy luôn nhớ cái điều căn bản, từ đó mà suy luận. Thứ nhất là gì? Mình ăn để không tổn hại đến chúng sinh. Thứ nhì, ăn mà giảm thiểu sự tổn hại đến môi trường sống của mình. Thư ba, là mình ăn không phải chỉ là vị ngã mà thôi, chỉ vì mình mà thôi. Thứ tư, mình ăn mà làm sao mình có thể trị liệu được cái bịnh hoạn trong người mình để mà khôi phục lại sự bình an. Thứ năm, mình ăn mà làm sao cho thanh tịnh, tức là hành, tỏi, hẹ, boro, không được ăn, để cho mình nhẹ nhàng thanh tịnh. Những người mà ngồi xung quanh cảm thấy cái người mình thanh tịnh và nhẹ nhàng vô cùng; thuận tiện cho cái việc Thiền định; cho cái lời nói cho đến cái hơi thở của mình nó không có thối, không hắc, không hanh, vâng vâng. Bác thấy rõ ràng, chiều hướng ăn chay là một chiều hướng rất là quan trọng và có rất nhiều trường phái, nhưng mà chúng ta phải nhớ tới những điểm căn bản của cái Tâm thức không tổn hại ngườig khác; không vị kỷ. Chỉ như vậy thôi, thì mình sẽ thấy là mình bắt đầu đi vào con đường học hỏi và nghiên cứu sâu hơn về cách ăn chay mà Mỹ gọi là Plant based Diet.

Bây giờ Thầy xin ngưng lại, mình sẽ còn một kỳ sẽ nói chuyện nửa.
Xin cám ơn các Bác đã lắng nghe cái Dharma Espresso ngày hôm nay. Chúc các Bác vui vẻ và tỉnh táo.

Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện .