0

Nói về mạn đà la

Phân biệt mandala và mandara
Mandala và mandara là hai chữ Phạn cùng được phiên âm là mạn đà la. Do đó chúng thường bị hiểu lầm là giống nhau, và cùng ý nghĩa. Nhưng thật ra, madarava, gọi là thiên hoa, tức là một loại hoa trên cõi trời.
 Để diễn tả hoa trời, mandara có ý nghĩa là thiên diệu (kỳ diệu của cõi trời), duyệt ý (vui vẻ), thích ý (hợp với ý mình), tạp sắc (nhiều màu sắc), viên (tròn đầy), nhu nhuyến thanh (có âm thanh dịu dàng), khuých (đơn thanh), bạch (màu trắng).
 Chữ mandara này thường được thấy trong chữ mạn đà lặc hoa, mạn na la hoa, mạn đà la phạn hoa, mạn đà la phàm hoa. Hoa này rất lớn thì gọi là ma ha mạn đà la hoa. Mạn đà la hoa là một trong 4 loại hoa trên trời, màu nó đỏ rực và cực đẹp, khiến người nhìn vào thì sinh vui vẻ.
Xuất xứ và định nghĩa
Trước khi Phật giáo ra đời, Ấn độ giáo đã có quan niệm về mạn đà la rồi; nhưng khi Phật giáo xử dụng mạn đà la thì quan niệm đã thay đổi rất nhiều. Đối với người Ấn giáo, thì chữ mandala có nghĩa là hình tròn (circle), và thường là những vòng đồng tâm, với những hình vuông trong đó.
Trong Ấn giáo, quan niệm mandala đã có trong bộ Rig Veda (Phệ Đà). Một mandala xưa nhất của họ là mandala chữ Om hay còn gọi là Sri Yantra. Đây là một hình vẻ gồm 43 hình tam giác, tượng trưng cho sự rung động của vũ trụ chữ Om.
Trong Phật giáo, mạn đà la được dịch là đàn, đàn tràng, luân viên cụ túc, phát sinh, tụ tập.
Đàn: Ở đây không phải là một hình vẻ như mandala chữ Om, mà tức là một platform vuông vức, thường thường có đặt định giới hạn rõ ràng ở bốn cạnh. Như giới đàn là một hình vuông vức; xưa kia giới đàn gồm bốn cạnh được căng dây, bốn góc có cắm cọc hoặc đặt các tảng đá làm chuẩn. Sau đó, chư tăng kiết giới, chính thức đặt định đây là chỗ truyền giới, không cho tất cả tà ma, ngoại đạo, quỷ thần tiến vào.
Đàn tràng: tức là bodhimanda, thường là chỗ để tác pháp, như cầu nguyện, tu hành, cung phụng, thiền định. Đàn tràng cũng như đàn, nhưng phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm rất nhiều vật trang nghiêm thanh tịnh; đàn tràng chính là chỗ để chư Phật bồ tát tụ hội, để chúng sinh tu tập, và tất cả tà ma đều không được phép vào đàn tràng.
Luân Viên Cụ Túc: Luân diễn tả sự chuyển động, sự sống động. Viên là vòng tròn, là sự viên mãn, là chân lý tròn đầy. Luân viên nghĩa đen là những vòng tròn sống động, nghĩa bóng là sự vận hành hoàn toàn vô ngại và sống động của chân lý, của tâm Phật. Theo Đại Nhật Kinh Sớ cuốn 4, luân viên diễn tả hình ảnh xoay vần của chư Phật khắp mọi nơi xung quanh đức Đại Nhật Như Lai, hiệp trợ đức Đại Nhật cứu độ chúng sinh thâm nhập vào cửa Phổ Môn giải thoát; đây là hình ảnh sống động biến hóa vô cùng. Mạn đà la chính là một nơi mà có đầy đủ sự vận hành vô ngại và sống động của tâm Phật (và của chư Phật bồ tát). Vì đầy đủ nên gọi là cụ túc.
Phát sinh: Cũng trong Đại Nhật Kinh Sớ, mandala cũng có ý nghĩa là phát sinh, tức là khởi phát và trưởng dưỡng chủng tử Phật, để sinh ra quả Phật. Chữ Phạn manda còn có nghĩa là đề hồ, (là chất do tinh chế từ sữa mà ra), chất mà mùi vị ngon nhất, cao quý nhất; thường được ví như là sự giác ngộ và cảnh giới tối cao của Phật. Như vậy thì mandala là nơi phát sinh ra chỗ giác ngộ, chỗ cư trú của chư Phật.
Tụ tập: Là muốn nhấn mạnh tới mandala là một nơi mà chư Phật bồ tát sẽ tập hội, tiếp thông với người tu hành. Vì lý do này nên ta đã thấy rất nhiều mandala trong thời đại sau này có rất nhiều hình vẻ của chư Phật, bồ tát.
 Theo giáo sư Adrian Snodorass: “Thật sự ra những hình vẻ không phải là mandala, mà đúng ra nó là công cụ hỗ trợ cho sự kết thành mandala ở trong tâm thức hành giả, gọi là mandala nội tại. Do vậy, những bức tranh vẻ ấy, có thể gọi là mandala ngoại tại, vừa là thể tài của pháp giới do sự tướng tạo ra, nhưng cũng vừa là tâm thức chúng sinh. Hai phạm trù của thánh và phàm hoàn toàn dung thông vô ngại qua bức tranh vẻ. Pháp giới hoàn toàn vận chuyển trong tâm hành giả, và tâm hành giả thì thông đạt tất cả bụi trần khắp pháp giới.”
Tác dụng của mandala
 Giáo sư David Fontana cho rằng: bản chất đặc trưng của các hình ảnh trong mandala giúp ta tuần tự tiến sâu vào những tầng tâm thức thẳm sâu (tiềm thức và siêu ý thức), mà cứu cánh là giúp hành giả đạt tới Nhất Như, một trạng thái mà từ đó vạn sự vạn vật trong vũ trụ trỗi dậy.
 Tâm lý gia Carl Jung thì cho rằng mandala là một biểu tượng của „bản ngã vô thức‟ (unconscious self), mà tác dụng là giúp kẻ kiến tạo hoặc vẻ ra mandala tìm được sự mất cân bằng tâm lý và từ đó đạt tới sự hoàn thiện viên mãn cá tánh.
 Theo quan điểm của Mật Tông, thì đức Phật lúc nào cũng ở trong trạng thái giác ngộ Bất Nhị. Sự biểu hiện của trạng thái đó ở trong cõi phàm phu nhị nguyên thì gồm có 3 chỗ:
o Nơi thân thể, gọi là ấn (mudra)
o Nơi lời nói, ngôn từ, gọi là chú, mật ngữ (mantra)
o Nơi tâm tư, gọi là chủng tử tự (yantra)
Cả ba thứ, ấn, chú và chủng tử tự, đều thuộc về phần siêu ý thức, nên chúng ta không thể dùng ý thức để hiểu được. Nếu chúng có ý nghĩa thì ý nghĩa đó chỉ có thể cảm nhận trực tiếp bằng siêu ý thức chứ không bằng ý thức. Do vì không thể dùng ý thức để hiểu nên nhiều người nghĩ lầm rằng rằng chú, ấn là vô nghĩa.
Đối với người hành giả thì khi kiết ấn, tụng chú, quán tưởng chủng tử tự thì họ tái hiện khởi tâm thức giác ngộ của Phật. Chỗ để giúp họ tập trung để thành tựu tâm thức giác ngộ của Phật gọi là mandala. Do đó mandala là nơi mà hành giả (hoặc nhiều hành giả) tập trung tâm thức tới cực điểm.
 Trong Đại Nhật Kinh, có đoạn như sau: “Mandala là nơi tâm thức của chư đại bồ tát an trụ. Nó cũng là nơi an trụ tâm thức của tất cả hành giả du già. Do biết như vậy, hành giả chứng ngộ toàn giác… Sự quán tưởng mandala trong tâm hành giả lành trị cơn bịnh mê muội. Nó sẽ lập tức lành trị sự mê muội trong tâm chúng sinh, và giải trừ mọi nghi nạn. Mandala không khác gì tâm thức, và tâm thức chẳng khác gì mandala. Vì sao vậy? Vì tâm thức và mandala là một. (Trích Đại Nhật Kinh, Taisho 18:41) Đây là một khẳng định sâu sắc nhất và mạnh mẽ nhất về ý nghĩa mandala vậy.
Các loại mandala chính
Theo Kinh Kim Cang Đỉnh, có 4 loại mandala chính trong Chân Ngôn Tông của Phật Giáo:
1. Maha mandala: Đại Mạn đà la, gồm những hình ảnh của chư tôn, Phật bồ tát,thánh hiền, đầy đủ với dung mạo trang nghiêm. Thí dụ như Thành Thân Hội trong mandala Kim Cang Giới.
2. Samaya mandala: Tam-Muội-Da Mạn đà la, gồm những khí trượng, bảo vật, dùng để biểu tượng thệ nguyện của chư Phật bồ tát. Thí dụ như đức Quán Âm dùng nhành dương liễu và tịnh bình, đức Địa Tạng dùng minh châu và tích trượng. Ngoài những pháp khi bảo vật như vậy, trên tay các ngài thường có kết ấn (mudra).
3. Dharma mandala: Pháp Mạn đà la, gồm những chủng tử tự hoặc là chân ngôn của chư Phật bồ tát viết ra (giống như chữ Phạn). Đôi khi ta còn thấy kinh văn hoặc văn nghĩa mô tả cảnh giới trong thiền định (tam muội) hoặc diễn tả pháp thân, hoặc pháp giới.
4. Karma mandala: Yết-Ma Mạn đà la, gồm tượng đúc tạc chư tôn, Phật bồ tát, diễn tả hành trạng, sự nghiệp của các vị đó.
Bốn thứ mạn đà la trên đều là hình vẻ hoặc tượng đúc.

Mạn đà la viên dung
Triết lý nền tảng: Kinh Bát Nhã
Theo kinh Bát Nhã , nhất là Tâm Kinh Bát Nhã , thì “Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị”.
Nghĩa là: thân xác này là bản thể Chân Không, và Chân Không cũng chính thật là sắc thân này. Cảm xúc, tư tưởng, thói quen, tâm thức, đều cũng như vậy, tức chúng đều là Chân Không.
Đây là triết lý căn bản nền tảng của lý Bát Nhã.
Triết lý nền tảng: Kinh Hoa Nghiêm
Theo kinh Hoa Nghiêm, thế giới sai thù gọi là Sự; thế giới của chân lý gọi là Lý. Thế giới của sắc, thọ, tưởng, hành, thức gọi là Sự. Vũ trụ của Chân Lý, Phật tánh, Chân Không thì gọi là Lý. Hai thế giới, hai vũ trụ này thì không hề dị biệt, không hề sai khác.
Sở dĩ ta thấy sai khác vì ta đứng trong phạm trù của thế giới sai biệt, với cái nhìn chia chẻ, với tâm lý vui buồn, với quan điểm đúng sai…do đó chúng ta không có khả năng, không sao thấy được đặc tính „Bất Nhị‟ (không phải hai thứ tương đối). Nhưng bản tánh Sự và Lý thì thật sự là Bất Nhị. Vì bản tánh bất nhị của Sự và Lý nên ta gọi mandala biểu tượng đặc tính này là mandala Viên Dung.
Cấu trúc của mandala Viên Dung
Mandala Viên Dung dựa vào hai triết lý của kinh Bát Nhã và Kinh Hoa Nghiêm mà thiết lập.
1. Biểu tượng của ngũ uẩn: Để diễn tả vũ trụ của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), ta có thể dùng 5 hình vuông để biểu hiện chúng. Trong chân ngôn tông, ngũ uẩn còn được biết tới dưới tên là ngũ đại: địa, thủy, hỏa, phong, không. Ngũ uẩn thì chỉ vào thân ta, còn ngũ đại thì chỉ vào thế giới bên ngoài. Do đó hai hệ thống này tương ưng với nhau, một cái là phạm trù vi tiểu (micro) một cái thì phạm trù cự đại (macro). Năm hình vuông này ta đặt tên là 5 hình vuông Ngũ Uẩn hoặc 5 tầng Ngũ Đại.
2. Biểu tượng của Phật tánh: Để diễn tả vũ trụ của chân lý, Phật tánh Bất Nhị, Chân Không, thông thường ta dùng hình tròn. Hình tròn này ta đặt tên là vòng tròn Pháp Giới Bất Nhị.
3. Biểu tượng của trí huệ: Nếu muốn diễn đạt trí huệ giác ngộ, một thứ tuệ giác có khả năng trực nhận Chân Không, thì ta cũng dùng một hình tròn để đại biểu. Vòng tròn này ta đặt tên là vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát.
Hai thứ hình này, tròn và vuông được xử dụng rất phổ biến trong tất cả mandala Phật Giáo.
Làm sao để biểu hiện rằng ‘ngũ uẩn là Chân Không’ trong mandala?
Về hình dạng của mandala thì „ngũ uẩn là Chân Không‟ là hình 5 hình vuông Ngũ Uẩn nằm trong vòng tròn Pháp Giới Bất Nhị.
Để biểu hiện trí huệ giác ngộ hiện hữu trong vòng Ngũ Uẩn, thì ta đặt vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát vào trong 5 hình vuông Ngũ Uẩn.
Trước hết ta phải có những vật thể đại biểu cho ngũ uẩn. Thí dụ:
 Những thức ăn đã nấu, đại biểu cho sắc uẩn, cũng là đại biểu cho Địa Đại.
 Những thứ nước uống, đại biểu cho thọ uẩn, cũng là đại biểu cho Thuỷ Đại.
 Những cây nến, đèn cầy, đại biểu cho tưởng uẩn, cũng là Hỏa Đại.
 Những lá trà, hoa, quả, đại biểu cho hành uẩn, cũng là Phong Đại.
 Những thứ hương đốt, đại biểu cho thức uẩn, cũng là Không Đại.
Tất cả những vật thể này đều sắp thứ tự theo năm hình vuông Ngũ Đại.
Để đại biểu cho triết lý ‘ngũ uẩn là không’, ta di chuyển những vật thể ở trong 5 hình vuông ra hình tròn Pháp Giới.
Làm sao để biểu hiện rằng ‘Chân Không tức là ngũ uẩn’ trong mandala?
Trong vòng tròn Pháp Giới, ta sẽ đặt những thứ hương không màu sắc, không có khói, nhưng có mùi thơm. Hương này tức là đại biểu cho Chân Không, cho Phật tánh. Sự lan tỏa của mùi hương thơm khắp nơi trong mandala thì đại biểu cho sự hiện hữu của Chân Không khắp vũ trụ nhị nguyên của Ngũ Đại.
Làm sao để giúp chúng sinh trong cõi âm được siêu độ, qua mandala này?
Siêu độ tức là đi từ vũ trụ sinh tử luân hồi tới vũ trụ giải thoát tự tại.
Trước hết, ta nên ghi nhớ rằng: vũ trụ của sinh tử luân hồi là vũ trụ của ngũ uẩn, Ngũ Đại. Đây là vũ trụ mà chúng sinh bị kẹt trong vòng luẩn quẩn. Vũ trụ này được đại biểu 5 hình vuông Ngũ Uẩn.
 Vì tất cả những thứ trong mandala đều có tính đại biểu, do đó ta sẽ dùng những bài vị, trên đó có tên của những vong linh, để đại biểu cho sự hiện diện của các vong linh đó.
 Sau đó, những thân nhân quyến thuộc sẽ đại diện vong linh, cầm những bài vị ấy, ngồi trong 5 hình vuông Ngũ Uẩn.
Kế đó, vũ trụ giải thoát tự tại tức là vũ trụ của chư Phật bồ tát, tức là cõi tịnh độ, cõi Phật, thế giới Hoa Tạng trang nghiêm. Vũ trụ này cũng là vũ trụ của trí huệ bất khả tư nghì của chư Phật, nó được đại biểu bằng hình tròn Tuệ Giác Giải Thoát.
 Trong vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát, ta sẽ an trí một tượng Phật A Di Đà (Amitayus hoặc Amitabha) trong suốt, ngồi kiết ấn Di Đà, để đại biểu cho trí tuệ giải thoát tối cao, tối cứu cánh. Ngài chính là đại biểu cho Vô Lượng Quang Minh, tự tại giải thoát.
Trong mandala, làm sao ta đưa vong linh tới chỗ giải thoát? Ta đem bài vị từ 5 hình vuông Ngũ Uẩn vào trong vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát, để các bài vị đó vào với đức Phật Di Đà. Đó chính là biểu tượng của sự chuyển di tâm thức, từ nơi sinh tử vào cõi giải thoát, từ chõ mê muội tới chỗ giác ngộ.
Vì mandala có đặc tính và năng lực khiến chúng sinh giải thoát, nên mandala này ngoài tên là mandala Viên Dung, còn có thể gọi là mandala Siêu Độ.

Những câu chú và ấn gì xử dụng trong khi hành trì ở mandala?

Ba câu chú quan trọn sẽ được tụng trì trong quá trình tác pháp ở mandala là:
1. Chú Thất Phật Diệt Tội: Đây là chú giúp cho bao nhiêu tội nghiệp mà vong linh đã tạo ra trong thời quá khứ đều được tiêu trừ. Nhờ tiêu trừ nên mới dễ siêu thoát. Tất cả đại chúng sẽ ngồi xuống trong 5 hình vuông Ngũ Uẩn, vừa cầm bài vị vừa tụng chú thay mặt cho vong linh. Chú này có thể đọc bằng âm Hán hoặc Âm Việt, như sau:

Âm Hán:
Li Pe Li Pe Di
Chiou He Chiou He Di
To La Ni Di
Ni He La Di
Pi Li Ni Di
Mo He Chye Di
Jen Lin Chian Di
So Pe He

Âm Việt:
Ly Bà Ly Bà Đế
Cầu Ha Cầu Ha Đế
Đà Ra Ni Đế
Ni Ha Ra Đế 10
Tỳ Lê Nễ Đế
Ma Ha Già Đế
Chơn Lăng Càn Đế
Ta Bà Ha

2. Chú Vãng Sinh: Đây là chú giúp cho vong linh được thăng hóa từ chỗ sinh tử luân hồi, từ chỗ bị kẹt trong vòng Ngũ Uẩn, Ngũ Đại, tới chỗ giác ngộ, giải thoát. Chú này sẽ đọc khi các bài vị được đưa từ 5 hình vuông Ngũ Uẩn vào vòng tròn Tuệ Giác Giải Thoát. Chú này có thể đọc bằng âm Hán hoặc âm Việt, như sau:

Âm Hán:
Na Mwo E Mi Dwo Pe Ye
Do Two Chye Dwo Ye
Do Di Ye Two
E Mi Li Du Pe Pi
E Mi Li Dwo Syi Dan Pe Pi
E Mi Li Dwo Pi Jya Lan Di
E Mi LI Dwo Pi Chya Lan Dwo
Chye Mi Li
Chye Chye No
Jr Dwo Jya Li
So Pe He

Âm Việt:
Nam mô A di đa bà dạ 11
Đa tha già đa dạ
Đa điệt dạ tha
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa, tất đam bà tỳ
A di rị đa, tỳ ca lan đế
A di rị đa, tỳ ca lan đa
Già di nị, già già na
Chỉ đa ca lệ
Ta bà ha

3. Chú Lăng Nghiêm Tâm: Đây là chú khẳng định thể tánh Bất Nhị, bản tánh tự tại giải thoát, trí huệ siêu việt của chư Phật. Đọc chú này ra để khẳng định sự giải thoát của mọi vong linh là chân thật bất hư, là cảnh giới tối cao, tối thù thắng. Đồng thiờ khẳng định sự viên dung của chân lý và sự tướng, của sinh tử và niết bàn. Mọi người sẽ trì chú này vào lúc cuối cùng của mandala. Chú này có thể đọc bằng âm Hán hoặc âm Việt, như sau:

Âm Hán:
Nan
E Na Li
Pi She Ti
Pi La
Ba She La
Tuo Li
Pan Tuo Pan Tuo Ni
Ba She La Bang Ni Pan 12
Hu Xin Du Lu Yung Pan
So Po He

Âm Việt:
Án
A na Lệ
Tỳ xá đề
Bệ ra bạt xà ra đà rị
Bàn đà bàn đà nễ
Bạt xà ra bán ni phấn
Hổ hồng đô lô ung phấn
Ta bà ha.

Kết luận
Mandala là một đàn tràng mà hanh giả dùng để thăng hóa tâm thức.
Mandala Viên Dung hay Mandala Siêu Độ là một phương thức giúp vong linh thăng hóa lên cõi trên. Sự thực hành của mandala Siêu Độ đòi hỏi sự thành tâm, nghiêm túc, và tình thương của những người thân nhân tham dự lễ trì tụng. Do vậy, không những các thân nhân phải tắm gội sạch sẽ, áo tràng tươm tất, lễ vật cúng dường trang nghiêm, mà tinh thần chuyên chú, lòng thương lan rộng. Khi được như vậy, thêm với sự gia trì của những thần chú bất khả tư nghì, mandala sẽ khởi tác năng lượng vô hạn cứu độ chúng sinh. Khi đó chư Phật bồ tát cũng phóng quang hiện thân dể tiếp dẫn.
Chính đây là tác dụng vĩ đại của mandala Siêu Độ.

Leave a Reply