Tự Ngã Khẳng Định

Thông thường trong tâm, sâu trong tiềm thức, lúc nào ta cũng có những giá trị quan về chính mình. Đó tức là những định nghĩa, những hình ảnh nhất định nào đó mình tự gán lên chính mình. Những định nghĩa này không minh hiển, dễ thấy, nên ta thường gọi chúng là điểm mù của bản ngã. Những lời khẳng định tự ngã này cũng như những software căn bản cài sẵn trong máy computer khi ta mới mua máy về. Sự tập hợp của những phần software này sẽ tạo ra cái operation system của đời ta. Ta không thấy chúng nó ở đâu cả, nhưng ta dùng chúng hàng ngày.

Thí dụ: Khi vừa mới gặp ai đó, mình chưa tìm hiểu người ấy như thế nào mình đã khó chịu, muốn lánh xa. Ta có đủ trăm lý do để biện minh cho hành động của mình: rằng anh ta xấu tánh, anh ta có nhiều thành tích xấu trong cộng đồng, anh ta lúc nào cũng kiêu ngạo, anh ta ỷ mình giàu nên khinh khỉnh, v.v… Đúng, những lý do ấy hoàn toàn hợp lý. Nhưng ta tới được những nhận xét trên là vì trong tâm ta đã có một khẳng định ngấm ngầm (subconscious affirmation) về chính mình. Ta đã khắc trong đầu lời nói rằng: “Tôi không bao dung!” hoặc “Tôi là ông thẩm phán nhỏ nhen!” hoặc “Tôi là kẻ tâm nhỏ!” Những lời nói đó không hiển hiện trước mặt nên ta không dễ thấy để sửa đổi. Nó là một phần của operation system đời mình vậy. Và một khi bạn đọc những lời ấy lên (hoặc bất kỳ lời khẳng định tiêu cực tương tự), nếu bạn thấy lòng mình khó chịu, xốn xang, muốn phủ nhận rằng mình làm gì có tâm đó, thì sác xuất hiện diện của những lời ấy trong tâm, rất cao đó!

Căn bản có vài loại “tự ngã khẳng định‟ rất tai hại, mà mình có thể làm hàng ngày nhưng không để ý:

1. Self-destructive affirmation

tức là lời khẳng định rằng mình không đáng sống, không có giá trị gì. Sự khẳng định này có thể đưa tới những hành vi tự hành hạ thân xác, thậm chí tự tử. Hoặc nhẹ hơn là những bịnh tâm thần, hoặc thường làm phá hoại thành công của công việc mình làm hoặc tha nhân làm.

2. Self-negating affirmation

tức là lời tự phủ định chính mình. Thí dụ “tôi xấu xí, không ai thương”, hoặc “tôi nghèo, ai cũng ghét tôi”, hoặc “tôi sẽ thi rớt”, “tôi là đồ bỏ, vô dụng”, “tôi không có bằng cấp, tôi thua người ta”. Một khi trong tiềm thức ta đã khẳng định “tôi xấu xí, không ai thương” thì tự nhiên hành vi của ta sẽ dữ dằn, thiếu tình thương, thiếu biểu lộ sự quan hoài, biểu lộ nét đẹp của bản tánh. Từ đó ta sẽ gây ra đủ thứ xung đột trong cách xử thế, mà ta lại đổ thừa rằng mọi người ai cũng dễ ghét, cũng ruồng rẫy ta.

3. Self-limiting affirmation

tức là lời tự hạn chế khả năng của chính mình. Như “tôi không bao giờ ngồi thiền được”, “Tôi chẳng làm sao thay đổi đời mình được”, “tôi không làm gì thành công”, “tôi sẽ vĩnh viễn thất bại”. Những loại khẳng định này còn nhiều lắm, đôi khi nằm dưới dạng là ta phóng ảnh nó lên người khác, như “nó sẽ chẳng bao giờ thành công”, “nó chẳng làm nên tích sự gì”. “nó cứ phá hoại thành công hoài”. Nên nhớ rằng những sự khẳng định này không do ta cố ý suy tư, mà nó lưu xuất một cách tự nhiên ra bên ngoài, qua lời ta nói, qua cách ta xử thế.

Muốn sửa lại cái operation system của đời mình, ta phải tập những bước như sau:

1. Tập hồi quang, lắng lòng thường xuyên để tâm thức đủ sâu, mà từ đó tri nhận những lời khẳng định tiêu cực trên. Làm sao nhận tri: do nhìn và hành vi, cử chỉ và lời nói của ta đối với tha nhân. Nhất là khi ta có xung đột, có cảm giác tức bực, phiền não, ưu sầu, bức xúc, thì chắc chắn là ta đã có trong operation system của mình những lời khẳng định tiêu cực vậy.

2. Thay đổi những lời khẳng định tiêu cực ra tích cực. Như lời “khẳng định tự hủy” (self-destructive affirmation, thì ta đổi thành “lời khẳng định cảm ân‟”(appreciation); đổi lời “khẳng định phủ nhận” (self-negating affirmation) ra lời “khẳng định chân thiện mỹ đầy đủ trong ta” (self-repleting with truth, beauty, and goodness); đổi lời khẳng định “tự hạn chế hạn hẹp” (self-limiting affirmation) ra lời khẳng định “vô biên sức mạnh, vô tận từ bi” (boundless strength and infinite compassion).

3. Tập nói những lời khẳng định tích cực như trên thường xuyên với nỗ lực cố ý (conscious effort), để từ từ tâm ta tiêm nhiễm lời khẳng định này vào tâm khảm. Chia xẻ lời khẳng định mới này với những người bạn thân, để khiến họ biết rằng mình đang trên con đường thay đổi đời mình, và do đó những người bạn thân này sẽ mở lòng chấp nhận mình, mở tay để cùng mình thay đổi.

4. Nên nhận diện những lúc nội tâm xốn xang, khó chịu, hay những cảm xúc tiêu cực. Quán sát nguồn cội những cảm xúc đó, đừng nên qua loa hời hợt, tìm cách đổ lỗi hoặc gán ghép tội trạng lên người khác. Thay vào đó, nên tìm cho ra lời khẳng định tiêu cực nằm phía dưới những cảm xúc tiêu cực kia.

5. Tập cài software 5T vào trong operating system của cuộc sống hàng ngày: thương thương, tha thứ, thôi, tùy và thoáng. Nên nhìn từ độ cao của 5 T. Khẳng định rằng:

  • · Tôi là tình thương, tôi là biểu hiện của tình thương
  • · Tôi dễthương, tôi khai mở tình thương nơi tha nhân
  • · Tôi tha thứ, tôi là biểu hiện của sự tha thứ không điều kiện
  • · Tôi thôi chuyện xấu, tôi là biểu hiện của cái đẹp, của cái tốt
  • · Tôi thoáng, thoáng và mãi mãi thoáng

Trên đây chỉ là những ý chính của một chương trình nhằm hiểu sâu hơn schema (tâm lý tiềm lưu) trong mỗi người chúng ta. Nhất là đối với các bạn tu thiền, thì đây là những phạm trù tâm lý mình cần phải chú ý và thăng hóa.