105. Tay Xoa Dịu (6)

Có một người viết email hỏi thầy rằng:
‘Dạ thưa Thầy, trong trường hợp tâm thần con bấn loạn quá thì con làm sao cho hết? Con tụng câu chú nào và con lạy Phật như thế nào thì hết bấn loạn?’

Thưa các bác, bấn loạn là một trạng thái, có thể nói rằng, không phải là do mình tạo ra, mà có lẽ có nhiều điều kiện khác, nhiều hoàn cảnh khác tạo nên và làm cho mình không thể nào control được.
Nếu mà một chuyện nhỏ thôi, khó chịu trong lòng thôi thì không nói, nhưng có những chuyện xảy ra, xảy ra liên tục. Có người bị cảnh sát rượt, phải chạy xe, tim đập loạn lên. Các bác thấy không? Có những chuyện như vậy xảy ra mà mình không thể nào làm chủ được. Hoặc nhiều khi mình muốn trả tiền bill hàng tháng cho tới nơi tới chốn, nhưng nhiều khi mình không có tiền để trả đủ thì sao? thì tới lúc gần tới khi trả tiền là mình thấy bấn loạn rồi. Có nhiều em học trò thấy là nhiều khi làm bài không được, thứ Bảy, Chủ Nhật đi chơi, thứ Hai chưa làm bài cho nên tối Chủ Nhật làm suốt sáng, tâm thần cũng dễ bấn loạn lên.

Có những cái stress như vậy làm cho mình bấn loạn lên. Bấn loạn giống như là một kết quả của cái stress vậy, của những chuyện mà nó bức bách mình vô cùng.

Thưa bác, những trường hợp bị bấn loạn đó, nói chung, gần như người nào cũng có cả, chứ không phải là chỉ có một người là người viết thơ cho thầy đâu. Có một cách mà mình nên làm thường xuyên là mình nên bỏ thời giờ ra, tập ngồi để làm cho hơi thở lắng dịu. Tập lắng dịu hơi thở rất dễ dàng. Các bác ngồi xuống, ngồi ghế cũng được,
không cần xếp bằng, thòng hai chân xuống, thẳng lưng lên, cổ đừng cong phía trước (phía trước cổ phải thẳng lên) và cái đầu của mình cũng vậy, không chúi về phía trước. Mình nhắm mắt lại từ từ, rồi thả lỏng người, từ trên đỉnh đầu thả lỏng xuống, hai tay để trên bắp đùi, rồi từ từ làm cho người mình đừng động đậy. Mình thả lỏng hết các bắp thịt: rà từ trên xuống, thả lỏng hết các bắp thịt ra.

Khi các bác làm như vậy thì chuyện đầu tiên cả là sự bấn loạn từ từ sẽ giảm thiểu đi. Thứ nhì, rất quan trọng, là các bác phải thở cho thật sâu. Làm sao thở cho sâu các bác?
– Hít vào, bụng mình từ từ phình ra, từ từ thôi, nhẹ nhẹ thôi. Thí dụ hít vào, bác đếm từ 1 tới 7 : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Các bác có thể đếm tới 5 thôi, 3, 4 cũng được, nhưng nếu đếm được tới 7 thì hay nhất. Khi bụng từ từ phình ra, hoành cách mô kéo xuống, phổi của mình mở ra phía dưới, làm cho người của mình từ từ giống như thử là mình lắng lại.
– Xong rồi, bác ngừng 1 hay 2 hơi (đếm 1, 2)
– Rồi từ từ bác xẹp bụng lại, nhẹ vô cùng. Bác đếm từ 1 cho tới 10: 1, 2, 3….10. Bụng bác xẹp vô lại, rất là nhẹ nhàng.

Hơi thở của bác, bác phải nghĩ là nằm ngay tâm luân, điểm giữa lòng ngực. Đừng để cho hơi thở đi ra đi vào gì hết, cứ nhắm ngay chỗ giữa lòngngực, bác thở một cách rất là nhẹ, đi vô thì bác đếm 7, đi ra thì bác đếm 10. Đi vô rồi thì bác ngừng lại, đếm 1, 2. Đi ra rồi bác ngừng lại, đếm 1, 2. Đếm như vậy, tức là: 7 – 1, 2 – 10 – 1, 2 – 7 – 1, 2 – 10 – 1, 2…Chu kỳ gồm có 4 phases chứ không phải chỉ có vô ra, vô ra thôi, tức là thở vô rồi bác ngừng chút xíu (1, 2), thở
ra rồi ngừng chút xíu (1, 2). Nếu thấy 1, 2 dài quá thì bác ngừng 1 thôi: hít vô 7 rồi đếm 1, thở ra 10, đếm 1.

Như vậy ích lợi là gì? Tự nhiên hơi thở mình từ từ lắng xuống và hơi thở của mình càng lắng, càng nhẹ xuống thì phiền não, sự bấn loạn, cái stress càng mất lần, mất lần đi. Hệ thần kinh của mình nó sẽ từ từ calm down, nhẹ lại, tự điều hòa lại.

Cho nên, mình không cần làm gì hơn cả. Sự xoa dịu chính mình quan trọng bằng cách là mình hít thở. Mình thở cho chậm và nhẹ thôi.

Nhiều khi các bác đang có chuyện giận dữ gì đó nhưng các bác mà nhớ được để cho mình ngồi mình thở thôi, cái đó gọi là emotional intelligence, là một loại trí huệ thắng tình cảm, rất là cao đó. Nhiều khi mình giận, mình đâu còn nhớ gì nữa đâu? Ở chỗ nào mà làm được chuyện hơi thở này? – Là vì mỗi ngày bác làm, làm quen rồi, tới lúc hỗn loạn, bấn loạn, nhiều cái dồn dập quá thì mình vẫn có thời giờ để mình nhắm mắt lại. Mình ngồi và mình thở.

Câu hỏi đặt ra là bác ngồi thở bao nhiêu phút? 5, 10, 15, 20 phút, 1 giờ, 2 giờ? Nhiều khi bác chỉ có thở cho đến lúc nào mà bác thấy thôi đủ rồi, chứ bác cũng không cần nói là thở 5 hơi hay 10 hơi. Bác cứ ngồi đó thở bao lâu cũng được. Bác thở làm sao mà mình cảm thấy trong người mình nhẹ rồi thì mình mở mắt ra, từ từ mình xoa bóp người rồi mình đứng lên.

Đó là chuyện sơ khởi và nhẹ nhàng nhất. Đó cũng là một phần của tự mình xoa dịu mình, chứ không cần ai xoa dịu cả. Nếu các bác làm hàng ngày, có thói quen như vậy rồi, tới lúc cần thì mình mới sử dụng được. Còn nếu bác không bao giờ làm cả, đến lúc cần thì mình lại quên đi.

Đó là câu trả lời cho các bác nào đặt câu hỏi về làm sao để mình có thể giải trừ được sự bấn loạn.

Tập thở cho thật nhẹ, thật chậm. Như thầy nói, sự thở chậm đó, càng thở vi tế bao nhiêu thì đời sống của mình càng nhẹ nhàng, càng ít bấn loạn bấy nhiêu.

Thầy cảm ơn tất cả các bác nào đã gởi email cũng như text thầy, đặt câu hỏi. Xin các bác cứ tiếp tục viết email cho thầy. Email cho thầy : thayhangtruong@gmail.com hay là text cho thầy, tốt hơn hết là text qua Viber. Thầy sẽ từ từ trả lời những câu hỏi nào mà thầy thấy cần thiết.

Cám ơn các bác đã lắng nghe ngày hôm nay và chúc các bác một ngày vui và tỉnh.

Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.