71. Triết lý trung tâm mạn đà la đại bi Quán Âm

Đây là trong chương trình chúng ta nói về Pháp Hội Mạn Đà La. Thưa các bác, các anh chị, một trong những đặc tính rất đặc biệt và cũng là một thay đổi rất quan trọng (về Pháp Hội Mạn Đà La năm nay).  Có lẽ nếu các bác, các anh chị chưa đi Mạn Đà La thì chưa thấy.  

Mỗi năm, ở giữa Mạn Đà La, mình có để một bức tượng rất nhỏ, tượng Đức Phật A Di Đà bằng lưu ly, tượng trưng cho ánh sáng nội tâm lan tỏa ra.  Mình có tượng này trong liên tục 9 năm.  Tượng tên A Di Đà bởi vì tên Ngài là vô lượng quang minh.  Đây là hình tượng đại biểu cho con đường xuất thế, là con đường mở ratrong nội tâm, vượt ra ngoài tất cả trần tục của thế gian.  Đức A Di Đà, cuộc sống của Ngài hoàn toàn ở nơithanh tịnh, không ở trong ô nhiễm, cho nên đây là biểu tượng của sự xuất thế.  Đối với những người theo đạo bồ tát chúng ta, đó là biểu tượng của sự xuất tục, ra ngoài trần tục khi mình ở ngay trong trần gian này. 

Năm nay, biểu tượng rất đặc biệt, thay đổi hoàn toàn quan niệm mình đã có về cuộc sống, là hướng vào đức A Di Đà, thay vào đó là hướng về việc cứu độ nhân gian.  Bởi vậy cho nên, trung tâm Mạn Đà La kỳ này là hình tượng của đức Đại Bi Quan Thế Âm bồ tát.  Bác sẽ thấy là đức Quan Thế Âm bồ tát có 6 tay.  Ngài cũng luôn luôn tỏa sáng ánh sáng từ trong nội tâm ra, nhưng đặc biệt là cái shift, sự thay đổi từ đức Phật Di Đà vô lượng quang minh ra đức Quán Thế Âm là sự thay đổi từ chỗ xuất tục ra chỗ nhập thế.  Đây là một sự thay đổi rất lớn, rất quan trọng, đòi hỏi rất nhiều suy nghĩ, triết lý để support, giúp cho Mạn Đà La được thành tựu. 
Triết lý này cũng có thể là một cái gốc cho tất cả chúng ta, những người theo học với thầy từ lâu. Từ xưa tới nay, mình học 6 chữ T là thương (dễ thương), tha thứ, thôi, tùy, thoáng, thông, đó là những đặc tính trong nội tâm mình.  Nhưng năm nay, gốc của mình không nói về tâm nữa, mà nói về tay và mắt. 

Tay là phương tiện thiện xảo, chuyện gì mình sẽ làm đối với đời.  Mắt là cái nhìn, thay đổi cái nhìn mới. Cáinhìn và hành động của mình phải gắn liền với tâm.  Tâm của mình có thể nói thương và dễ thương nhưng cái tay, tức là hành động của mình thì phải như thế nào? và cái tầng nhìn của mình đối với cuộc sống phải như thế nào?  Đó là cả một sự thay đổi.  Nhiều khi mình cứ nói thương và dễ thương nhưng mà hành động của mình là cái gì? và cái nhìn của mình như thế nào? 

Bởi thế cho nên bây giờ mình phải thay đổi approach, không chỉ nói chuyện cái tâm mà thôi, mà nói tâm cộng thêm với tay và mắt. Như vậy, rõ ràng là tâm nằm ở trong, còn tay và mắt là bây giờ bắt đầu ra ngoài. 
Do đó, giáo lý, triết lý của mình bây giờ nâng thêm một tầng cao hơn nữa.  Nhưng tầng cao này, các bác nên nhớ là nó vẫn còn trong phần Phát Tâm Trụ vị tha.  Tuy vậy, đây là một cái gốc rất lớn để cho mình bắt đầu đi vào trong con đường thực tế hơn để cứu độ, giúp đỡ và hổ trợ những người khác xung quanh mình. 

Có 6 hạnh rất quan trọng: 

1- Cho ra
2- Buông đi
3- Xoa dịu
4- Gỡ rối
5- Nhấc bổng
6- Mãn nguyện
Đây là 6 tay mà cũng là 6 hạnh. Sáu hạnh đi với 6 mắt là:
1-Cho ra đi với mắt Tri Ân
2- Buông đi đi với mắt Thấy bản tánh
3- Xoa dịu đi với mắt Hiền lành
4- Gỡ rối đi với mắt Thấy suốt
5- Nhấc bổng đi với mắt Tha thứ
6- Mãn nguyện đi với mắt Tin sâu
Như thế là mình có mắt, có tay và có tâm.  Có đủ bộ như vậy thì mình mới thấy được con đường tu dễdàng. 
Nếu các bác đem bạn tới Mạn Đà La kỳ này, các bác nên giới thiệu đây là con đường nhập thế, của đạo bồ tát là đạo của tình thương và của lòng từ bi mở rộng. 
Thầy hy vọng là nếu các bác bắt đầu nhìn từ con mắt đó ra thì có lẽ mình sẽ bắt đầu thay đổi hơn và có lẽ đó là một bước ngoặc rất quan trọng của hội Từ Bi Phụng Sự, tức là mình nên dấn thân để tập cho ra, buông đi, gỡ rối, xoa dịu, nhấc bổng, mãn nguyện và, mình không cần quên đi 6 chữ T (thương, tha thứ, thôi, tùy, thoáng, thông).  Mình mở rộng ra hơn (tâm mình mở ra, thêm tay và mắt). Sự mở rộng đó tức là mình không bỏ đi triết lý 6 T (6 tâm) mà mình mở rộng ra thêm, cho biết là cuộc sống của mình càng lúc càng tiến hóa. 
Vấn đề chính là các bác, các anh chị nên hết lòng hết dạ, tận lực làm cái nào được thì hay cái đó.  Cho rađược bao nhiêu thì cứ cho, buông đi được bao nhiêu thì buông, xoa dịu ai được thì nên xoa dịu, gỡ rối tâm tình của mình và của ai được thì nên gỡ rối, càng lúc càng sống cuộc đời để đi nhấc bổng kẻ khác (đừng nên đè xuống) và cuối cùng, mình sống, hãy để ý đến ước nguyện của kẻ khác và làm mãn nguyện ước vọng người ta. 

Cám ơn các bác đã lắng nghe bài Dharma Expresso ngày hôm nay, mong rằng thầy gặp các bác trong buổisáng hôm nay (là buổi sáng thiện nguyện), mình hy vọng là sẽ có các bác tới tham dự buổi họp sáng nay 9 giờ tại trung tâm iB.  Mình cần tới 300 thiện nguyện viên mà bây giờ, mình mới có 170 thôi.  Các bác có thể húthêm bạn bè, con cái, cháu chắt, anh em, những người nào có khả năng tới giúp thì tới, đó cũng là một cáchthực hiện hạnh cho ra.  Thay vì mình chỉ nói tôi thương thôi thì bây giờ mình hãy thực hành hạnh cho ra đi, cho ra thời gian, cho ra công sức, cho ra bất kỳ cái gì làm cho cuộc sống của những người anh em mình trong cộng đồng, các cô bác, cho các vị cao niên được dễ dàng hơn một chút nữa và cho Pháp Hội được thành công hơn. 

Cám ơn các bác.  Chúc các bác một ngày vui vẻ, thầy mong gặp lại các bác sáng nay tại trung tâm iB.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.