0

Ngồi thiền là ngồi tha thứ

Good morning các bác, các anh chị, đây là Dharma Expresso.

Thưa các bác, các bác có khi nào ghét một người nào không? Khi nào mình ghét một người nào là trong đầu của mình lúc nào cũng nghĩ tới người đó cả. Khó mà gỡ người đó ra khỏi cái đầu của mình.
Các bác có thương người nào hay là yêu người nào lắm không? Khi nào mà bác yêu một người nào lắm thì bác cũng thấy rằng khó mà gỡ người đó ra khỏi cái đầu của mình.
Yêu hay ghét đều là một cách mời người ta vào trú ngụ trong hotel, trong cái não của mình. Và khó mà mình có thể đuổi người khách đó ra được lắm.

Thưa các bác, khi mà mình ngồi thiền thì những chuyện yêu và ghét đó không phải là người, mà là những câu chuyện. Nó sẽ tới làm cho mình không thể nào chống trả được. Mình gọi cái đó là emotional memories hay là những ký ức thuộc về phần tình cảm. Ký ức đó nó mạnh vô cùng.

Thí dụ như là hồi xưa, mười, mười lăm năm về trước, có người nào họ mắng hay họ nói xấu mình trên online thì dù là mình chưa biết tên người đó (tại vì họ chửi trên online mà, mình đâu có biết tên đâu) nhưng mà mình tức vô cùng. Tức mà mình không làm gì được, mình cứ để cái tức nó nằm đó. Lâu dần, nó chìm vào trong tiềm thức và nhiều khi nó được ghi nhận trong não của mình thành một cái gọi là emotional memory, ký ức tình cảm. Và nó có vị trí đàng hoàng trong não của mình.
Mười mấy năm sau, khi bác đang ngồi trong một khung cảnh nào đó, đẹp vô cùng, tự nhiên ký ức đó nó lại trồi lên. Khi nó trồi lên, nó mạnh mẽ làm sao, làm cho mình không thể nào mà không nghĩ tới nó. Và mình suy đi nghĩ tới chuyện đó, mình nghĩ một hồi: Tại sao lúc đó mình không đánh trả lại? Tại sao lúc đó mình không chịu nói xấu họ? Người đó thế này, thếkia, như thế này, thế nọ…
Đùng một cái, mình mất mười, mười lăm phút ngồi trong thiền định và mình chỉ nghĩ tới những người đó, những người phá mình, nói xấu mình mười lăm năm trước, thí dụ như vậy.
Khi ra khỏi cái đó rồi, mình không có gì hơn là tăng cường thêm một cái trí ức giận dữ, tức giận, thù hằn mà thôi. Té ra mình càng chú ý thì mình càng tạo nên sự tức giận, thù hận đó. Và trong thiền định, mức độ của thù hận là không ngờ lại càng cao hơn nữa.

Thưa các bác, trong lúc ngồi thiền, sẽ có vô số những emotional memories, những ký ức tình cảm, nó sẽ trồi lên, và nó không ngừng trồi lên. Tại vì khi xẫy ra thật sự trong cuộc đời của mình, mình đã không biết làm sao mà tha thứ, không biết làm sao mà buông đi, không biết làm sao mà xoa dịu, không biết làm sao để tâm mình hoàn toàn khai mở. Sau nhiều năm nhiều tháng, nó sẽ tiếp tục nằm ở đó và nó sẽ tiếp tục trở thành những ký ức mạnh mẽ vô
cùng.

Cho nên, khi ngồi thiền, thật sự có 2 con đường:
1- là mình phải nhìn những ký ức quá khứ đó và mình nhìn với tâm tha thứ, mình giải nghiệp, mình gỡ gút, mình để nó tới và mình phải mỉm cười cho nó ra đi
2- là mình kết thêm nghiệp, sân hận nổi lên, mình sẽ dằn co, chửi mắng, đến khi mình xuất thiền, ra khỏi thiền định thì một là mình điện thoại cho người này, người kia, hai là sẽ giận dữ phát biểu lung tung cả, mình có thể, ba là giận cá chém thớt, mình làm những hành động cực kỳ tiêu cực.

Nói chung mình là nạn nhân của ký ức trong quá khứ đó. Đôi khi là mình sống trong quá khứ nhiều năm, nhiều tháng bởi vì lúc nào mình cũng nhớ tới người đó hoặc là mình chôn vùi sự kiện đó trong tâm mà không bao giờ sinh ra lòng tha thứ.

Cho nên, tại sao ngồi thiền?
– là ngồi để tha thứ.
Làm sao mà ngồi để tha thứ?
Là để những ký ức quá khứ đó tới và đi, nổi lên và biến mất. Trong lòng mình nhận tri nó, biết nó chứ không phải là để nó tới, đi và mất là vì mình quên. Không, mình nhận tri nó, mỉm cười với nó và hoàn toàn thấy rằng, tất cả đều là những kinh nghiệm sống cả.
Những chuyện đẹp, chuyện xấu, chuyện tốt, chuyện vui, chuyện yêu, chuyện ghét, chuyện hận, chuyện thù, chuyện có và chuyện không, chuyện được và chuyện mất,…tất cả. Lúc ngồi thiền là lúc mình clean up karma, có nghĩa là mình quét sạch đi những nghiệp chướng của mình. Hãy để cho nó tới, nó nổi lên, mình nhìn nó, mình biết nó và để cho nó biến mất đi.
Bởi vì sức mạnh của nó không còn có thể nắm lấy sự chú ý của tâm thức của mình nữa. Do đó, mình giải đi những nghiệp chướng. Nó sẽ không còn đòi mình nữa. Nếu mình vẫn giữ nó, mình chôn vùi nó, không chấp nhận nó thì nó sẽ tới trong thực tại. Có nghĩa là lúc mình thiền nó nổi lên mà mình nắm chắc nó, mình giận dữ, mình lý luận, vật lộn với nó, mình làm đủ thứ chuyện, từ suy nghĩ đến tức giận v.v…thì nó sẽ tiếp tục hiện ra ở trong cuộc sống của mình mà mình gọi là karma catching up. Tức là cái nghiệp chướng này nó sẽ tới và nó sẽ giữ mình mãi mãi.

Cho nên, nhiều khi chúng ta hãy mở tấm lòng và luôn luôn nghĩ rằng ngồi thiền, chính là ngồi tha thứ. Không phải ngồi thiền để đạt tới cảnh giới đẹp. Nếu mình càng muốn có cảnh giới đẹp thì chắc chắn sẽ có những nightmares, tức là những giấc mộng kinh hồn, đau khổ vô cùng, giấc mộng đó không phải là giấc mộng lúc ngủ mà là giấc mộng lúc mình đang ngồi thiền.

Cho nên, hãy ngồi và tĩnh lặng. Nhiều khi, sự tĩnh lặng đó bị giao động. Thí dụ như bác quán tâm thức mình như là một sợi giây chỉ, sự giao động của tâm thức tức là những kỷ niệm quá khứ. Cách duy nhất là hãy tha thứ, hãy chấp nhận, hãy nhìn lại với con mắt rất là hiền từ, từ bi. Mình gọi là chứng tri goodness. Chứng tri nó, hãy để cho nó tới, chứng tri nó, biết nó và hãy để cho nó ra đi.
Thưa các bác, chúng ta sống trong một cuộc sống mà mỗi giây phút là một kinh nghiệm rất là đẹp và mình hãy nhận tri mỗi kinh nghiệm đẹp đó là một kinh nghiệm, nó tới rồi đi. Không nên đánh nó trong lúc thiền định, không nên dằn co với nó và không nên phản ứng tiêu cực. Ngay cả phản ứng tích cực cũng vậy. Hãy nhìn nó một cách nhẹ nhàng vô cùng, và hãy để cho nó ra đi.

Thưa các bác, thế nào là ngồi thiền? Ngồi thiền chính là ngồi tha thứ.

Cám ơn các bác đã lắng nghe.

Chúc các bác một ngày vui đẹp, với niềm vui và với sự tỉnh táo của cà phê pháp.
Thầy Hằng Trường thuyết giảng
Nhóm Đánh Máy và Phiên Dịch Hội Từ Bi Phụng Sự thực hiện.

 

Leave a Reply