0

Tu lời nói

Lương Hoàng Sám nhận định rằng lời nói là nhân duyên khiến ta tạo nghiệp dễ dàng nhất. Do đó, Sám dạy ta phải sám hối những gì sai lầm trong lời đã nói, và cẩn thận trong lời sắp nói. Kim chỉ nam cho việc cải thiện ngôn từ để bớt tạo khẩu nghiệp, tăng thêm phước đức; bớt kẻ thù, người oán; thêm tình bạn, người thân thì cần ta nói:

  1. 1.     Lời bày tỏ tình thương, lòng quan hoài. Tức là lời nói có thể cảm động được lòng người. Nếu ta có khả năng ‘động’ tới lòng người bằng những lời giận dữ, đâm thọt, cay cú, dữ dằn, thì ta có chắc chắn cũng đủ năng lượng để ‘cảm’ lòng họ. Làm sao ‘cảm’?
    1. a.      Nên nói lời không đe dọa tức là lời lạc quan.
    2. b.     Lời không ích kỷ tức là lời quan tâm.
    3. c.      Lời không mang ác ý, chê bai, chọc giận, tức là lời dễ thương.
  2. 2.     Lời bày tỏ sự nhẹ nhàng của nội tâm. Do đó sẽ trừ được thói dữ dằn, thích dọa nạt, làm người sợ run. Lòng thường nói những ý tưởng dễ chịu, như:  “Ta hãy làm một chuyện tốt cho mẹ mình”, hoặc “ta hãy kể chuyện cho ba nghe, để ổng vui”. Với những ý đó, bày tỏ nó ngay bằng những lời dịu, nhẹ.

3

.     Lời khen ngợi, biết ân cái đẹp. Có thể là những cái đẹp nho nhỏ, như vẻ đẹp một cành hoa mới nở, tới một chiếc lá chảy trôi. Hoặc vẻ đẹp do chị mình khen mẹ nấu ăn ngon, hay anh mình săn sóc, mặc áo cho con anh. Những cái đẹp ấy thật nhỏ, nhưng đó là phép mầu của cuộc sống, và mình nên tri ân đã chứng kiến được chúng.

  1. Lời thổ lộ cõi lòng, đem lại cảm thông. Đó là những lời thầm kín của đáy lòng, diễn tả những nỗi khổ, nỗi buồn vui trong đáy lòng. Phải thổ lộ chân thành để lòng mình nhẹ nhõm, để được người nghe cảm thông, để được tha thứ và bao bọc, để khiến vận mệnh mới có cơ thay đổi. Nếu bạn chưa có một người nào mình có thể đem tâm sự thổ lộ được, thì bạn hãy chân thành, thay đổi cách ăn nói cho dịu dàng hơn, nhường nhịn hơn, để chiêu cảm một kẻ có thể tới lắng nghe bạn. Ai ai cũng cần có một người tri kỷ (biết mình).

5.   Lời chỉ dẫn tu hành, tận tình dắt dẫn. Tức là lời nói mạch lạc, rõ ràng để hướng dẫn người cùng tu. Không nên để rơi vào tình trạng: khi bạn hỏi ta chuyện tu, mình lúc đầu trả lời chuyện đạo, nhưng rồi 10 phút sau thì bắt đầu nói thị phi, chê người này, phán người khác, hoặc báng chùa này, tâng chùa khác. Nên tận tình, tận tâm, hết lòng hướng dẫn với lời lẽ nhẹ nhàng để bạn mình dễ theo dõi, cảm thấy được trợ giúp.

Bạn nói: rõ ràng những lời lẽ trên quá bình thường! Đúng vậy, kỳ diệu là khi nói những lời ấy, một từ trường của tình thương sẽ lan tỏa làm ai cũng thấy dễ chịu và nhận ra cuộc sống của mình và bạn thật đẹp biết bao.

 

Leave a Reply